Tài khoản phái sinh là gì? Rủi ro chứng khoán phái sinh thế nào? Trình độ đào tạo của chuyên viên chính về phát triển thị trường chứng khoán ra sao?
Tài khoản phái sinh là gì? Rủi ro chứng khoán phái sinh thế nào?
Theo Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
8. Chứng chỉ lưu ký là loại chứng khoán được phát hành trên cơ sở chứng khoán của tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
9. Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng, bao gồm hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, trong đó xác nhận quyền, nghĩa vụ của các bên đối với việc thanh toán tiền, chuyển giao số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định trong khoảng thời gian hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai.
10. Tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh (sau đây gọi là tài sản cơ sở) là chứng khoán, chỉ số chứng khoán hoặc tài sản khác theo quy định của Chính phủ được sử dụng làm cơ sở để xác định giá trị chứng khoán phái sinh.
...
Theo đó có thể hiểu tài khoản phái sinh là tài khoản được sử dụng để giao dịch các sản phẩm chứng khoán phái sinh. Chứng khoán phái sinh là các công cụ tài chính có giá trị phụ thuộc vào sự biến động giá của tài sản cơ sở, như cổ phiếu, chỉ số chứng khoán, hàng hóa, hoặc các loại tài sản khác.
Tài khoản phái sinh cho phép nhà đầu tư tham gia vào các giao dịch này, tận dụng cơ hội sinh lời từ sự biến động giá của tài sản cơ sở, đồng thời cũng giúp quản lý rủi ro tài chính.
Chứng khoán phái sinh có thể mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. Dưới đây là một số rủi ro chính mà nhà đầu tư cần lưu ý:
- Rủi ro biến động giá: Giá của chứng khoán phái sinh có thể biến động mạnh và nhanh chóng do tỷ lệ đòn bẩy cao. Điều này có thể dẫn đến thua lỗ lớn nếu không quản lý rủi ro tốt.
- Rủi ro thanh khoản: Một số loại chứng khoán phái sinh có thể có tính thanh khoản thấp, khiến nhà đầu tư khó bán được tài sản khi cần thiết.
- Rủi ro thua lỗ: Đặc biệt đối với các nhà đầu tư mới chưa có kinh nghiệm, rủi ro thua lỗ có thể rất lớn.
- Rủi ro hệ thống: Các sự cố kỹ thuật hoặc lỗi hệ thống giao dịch có thể gây ra những tổn thất không mong muốn.
- Rủi ro pháp lý: Các quy định pháp lý có thể thay đổi, ảnh hưởng đến việc giao dịch và quản lý chứng khoán phái sinh.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Tài khoản phái sinh là gì? Rủi ro chứng khoán phái sinh thế nào? (Hình từ Internet)
Chuyên viên chính về phát triển thị trường chứng khoán phải có trình độ đào tạo như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 5.1 Mục 5 Bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm Chuyên viên chính về phát triển thị trường chứng khoán tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 54/2023/TT-BTC thì Chuyên viên chính về phát triển thị trường chứng khoán phải đáp ứng yêu cầu về trình độ như sau:
Nhóm yêu cầu | Yêu cầu cụ thể |
Trình độ đào tạo | • Tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực công tác. |
Bồi dưỡng, chứng chỉ | • Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính. |
Kinh nghiệm (thành tích công tác) | • Có kinh nghiệm công tác phù hợp với vị trí việc làm • Có thời gian công tác phù hợp với quy định của ngạch |
Phẩm chất cá nhân | • Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, quy định của cơ quan. • Tinh thần trách nhiệm cao với công việc, với tập thể, phối hợp công tác tốt. • Trung thực, thẳng thắn, kiên định nhưng biết lắng nghe. • Điềm tĩnh, nguyên tắc, cẩn thận, bảo mật thông tin. • Khả năng đoàn kết nội bộ. • Chịu được áp lực trong công việc. • Tập trung, sáng tạo, tư duy độc lập và logic. |
Các yêu cầu khác | • Có khả năng tham mưu, xây dựng, thực hiện, kiểm tra và thẩm định các chủ trương, chính sách, nghị quyết, kế hoạch, giải pháp đối với các vấn đề thực tiễn liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao. • Có khả năng cụ thể hóa và tổ chức thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ở lĩnh vực công tác được phân công. • Có khả năng đề xuất những chủ trương, xây dựng quy trình nội bộ và giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. • Hiểu và vận dụng được các kiến thức chuyên sâu, nâng cao về lĩnh vực hoạt động và thực thi, kỹ năng xử lý các tình huống trong quá trình hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tham mưu, đề xuất và thực hiện công việc theo vị trí việc làm. • Hiểu và vận dụng được các kiến thức về phương pháp nghiên cứu, tổ chức, triển khai nghiên cứu, xây dựng các tài liệu, đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn đảm nhiệm. • Biết vận dụng các kiến thức cơ bản và nâng cao về ngành, lĩnh vực; có kỹ năng thuyết trình, giảng dạy, hướng dẫn nghiệp vụ về ngành, lĩnh vực. • Áp dụng thành thạo các kiến thức, kỹ thuật xây dựng, ban hành văn bản vào công việc theo yêu cầu của vị trí việc làm. |
Chuyên viên chính về phát triển thị trường chứng khoán phải tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực công tác.
Chuyên viên chính về phát triển thị trường chứng khoán có năng lực như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 5.2 Mục 5 Bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm Chuyên viên chính về phát triển thị trường chứng khoán tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 54/2023/TT-BTC thì Chuyên viên chính về phát triển thị trường chứng khoán phải có năng lực như sau:
Nhóm năng lực | Tên năng lực | Cấp độ |
Nhóm năng lực chung | - Đạo đức và bản lĩnh | 3-4 |
- Tổ chức thực hiện công việc | 3-4 | |
- Soạn thảo và ban hành văn bản | 3-4 | |
- Giao tiếp ứng xử | 3-4 | |
- Quan hệ phối hợp | 3-4 | |
- Sử dụng công nghệ thông tin | Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt | |
- Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số | Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt | |
Nhóm năng lực chuyên môn | - Khả năng tham mưu xây dựng các văn bản (theo nhiệm vụ của vị trí việc làm) | 3-4 |
- Khả năng hướng dẫn thực hiện các văn bản (theo nhiệm vụ của vị trí việc làm) | 3-4 | |
- Khả năng kiểm tra việc thực hiện các văn bản (theo nhiệm vụ của vị trí việc làm) | 3-4 | |
- Khả năng thẩm định, góp ý các văn bản (theo nhiệm vụ của vị trí việc làm) | 3-4 | |
- Khả năng thực hiện hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ (theo nhiệm vụ của vị trí việc làm) | 3-4 | |
Nhóm năng lực quản lý | - Tư duy chiến lược | 2-4 |
- Quản lý sự thay đổi | 2-4 | |
- Ra quyết định | 2-4 | |
- Quản lý nguồn lực | 2-4 | |
- Phát triển đội ngũ | 2-4 |