Tải bài phát biểu ngày Phụ nữ Việt Nam 20 10 của Chủ tịch công đoàn ngắn gọn, ý nghĩa?

Mẫu bài phát biểu ngày Phụ nữ Việt Nam 20 10 của Chủ tịch công đoàn ngắn gọn, ý nghĩa tải ở đâu?

Tải bài phát biểu ngày Phụ nữ Việt Nam 20 10 của Chủ tịch công đoàn ngắn gọn, ý nghĩa?

>> Mẫu kịch bản tổ chức ngày Phụ nữ Việt Nam 20 10 cho công ty, trường học ý nghĩa và đầy đủ nhất?

>> Tổng hợp các mẫu bài phát biểu ngày Phụ nữ Việt Nam 20 10 hay cho công ty, trường học, cơ quan nhà nước, các chính quyền địa phương?

>> Khẩu hiệu chào mừng, tuyên truyền ngày Phụ nữ Việt Nam 20 10 ý nghĩa?

>> Tải các mẫu thư mời dự lễ kỷ niệm Ngày phụ nữ Việt Nam 20 10 2024

>> Năm 2024 kỷ niệm 94 năm ngày Phụ nữ Việt Nam 20 tháng 10

>> Tải các mẫu thư mời dự lễ kỷ niệm Ngày phụ nữ Việt Nam 20 10 2024

Ngày Phụ nữ Việt Nam 20 10 là ngày lễ kỷ niệm trọng đại của phụ nữ Việt Nam. Ngày này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu sự ra đời của tổ chức phụ nữ đầu tiên trên đất nước ta.

Ngày 20 10 là dịp để diễn ra những buổi lễ, họp mặt nhằm vinh danh nữ giới trên mọi lĩnh vực. Đặc biệt đây cũng là dịp để đấng mày râu thể hiện tình cảm, gửi gắm yêu thương, những món quà ý nghĩa đến những người phụ nữ của mình đó có thể là Mẹ, là vợ hay con gái… và đó cũng là dịp họ nhận ra rằng nên trân quý những người phụ nữ xung quanh mình bởi họ luôn là “một nửa thế giới”.

Dưới đây là một số bài phát biểu ngày Phụ nữ Việt Nam 20 10 của Chủ tịch công đoàn có thể tham khảo:

Bài 1: Tại

Bài 2: Tại

Bài 3: Tại

Bài 4: Tại

Tải bài phát biểu ngày Phụ nữ Việt Nam 20 10 của Chủ tịch công đoàn ngắn gọn, ý nghĩa?

Tải bài phát biểu ngày Phụ nữ Việt Nam 20 10 của Chủ tịch công đoàn ngắn gọn, ý nghĩa?

Tài chính công đoàn có dùng chi tuyên truyền ngày Phụ nữ Việt Nam không?

Tại khoản 2.5 Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 4290/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định:

Chi tài chính tại công đoàn cơ sở
...
2.3. Chi tổ chức phong trào thi đua.
- Chi phối hợp tổ chức phát động thi đua; hội nghị sơ kết, tổng kết thi đua, khen thưởng tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua.
- Chi tổ chức gặp mặt, tuyên dương tập thể, cá nhân điển hình, tiên tiến trong các phong trào thi đua, các hoạt động chuyên đề của công đoàn.
- Chi tổ chức hội thi cán bộ công đoàn giỏi.
2.4. Chi tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao.
- Chi hỗ trợ hoạt động phong trào xây dựng đơn vị văn hóa; phòng chống tệ nạn xã hội cho đoàn viên công đoàn và người lao động; chi hỗ trợ cho người lao động tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao; chi khen thưởng tổng kết hoạt động văn hóa, thể thao, phòng chống tệ nạn xã hội của công đoàn cơ sở.
- Chi hỗ trợ mua sắm phương tiện hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao.
- Chi bồi dưỡng cho Ban tổ chức, vận động viên, diễn viên tham gia hội diễn văn nghệ, thi đấu thể thao do công đoàn cơ sở và công đoàn các cấp trên cơ sở tổ chức; chi khen thưởng tập thể, cá nhân đạt giải trong các cuộc hội diễn, hội thao do công đoàn cơ sở tổ chức.
2.5. Chi tuyên truyền các hoạt động về giới và bình đẳng giới.
- Chi cho các hoạt động tuyên truyền về giới, bình đẳng giới và lồng ghép giới các hoạt động về dân số, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, phòng chống bạo lực gia đình.
- Chi hỗ trợ mua đồ dùng, thiết bị mẫu giáo, nhà trẻ tại đơn vị (nếu có); hỗ trợ đoàn viên và người lao động có con gửi nhà trẻ, học mẫu giáo.
- Chi tuyên truyền, tổ chức hoạt động nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, ngày Gia đình Việt Nam 28/6, ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3, ngày Dân số 26/12.
- Chi hoạt động của Ban Nữ công quần chúng, Câu lạc bộ nữ công cơ sở, hội thi cán bộ nữ công giỏi, hội thi chuyên đề nữ công, phong trào thi đua giỏi việc nước đảm việc nhà.
2.6. Chi đại hội công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn, bao gồm: trang trí, khánh tiết, in tài liệu, bồi dưỡng đại biểu, nước uống, các hội nghị...
...

Theo đó, tài chính công đoàn được dùng để chi tuyên truyền ngày Phụ nữ Việt Nam ngày 20 10.

Nhà nước có chính sách giảm thuế đối với người sử dụng lao động có sử dụng nhiều lao động nữ không?

Căn cứ theo Điều 135 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Chính sách của Nhà nước
1. Bảo đảm quyền bình đẳng của lao động nữ, lao động nam, thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới và phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
2. Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ, lao động nam có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà.
3. Có biện pháp tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ nhằm giúp lao động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hòa cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình.
4. Có chính sách giảm thuế đối với người sử dụng lao động có sử dụng nhiều lao động nữ theo quy định của pháp luật về thuế.
5. Nhà nước có kế hoạch, biện pháp tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có nhiều lao động. Mở rộng nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ có thêm nghề dự phòng và phù hợp với đặc điểm về cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ của phụ nữ.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, nhà nước có nhiều chính sách đối với lao động nữ, trường hợp người sử dụng lao động có sử dụng nhiều lao động nữ thì sẽ có có chính sách giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào