Sự phân bố tải nâng dự kiến cho mỗi nam châm đối với thiết bị mang tải bằng nam châm phải đáp ứng yêu cầu gì?
- Sự phân bố tải nâng dự kiến cho mỗi nam châm đối với thiết bị mang tải bằng nam châm phải đáp ứng yêu cầu gì?
- Thiết bị mang tải bằng nam châm điện sử dụng nguồn chính có phải trang bị ắc quy dự phòng hay không?
- Việc nhả tải nâng của thiết bị mang tải bằng chân không phải được kích hoạt bằng thiết bị gì?
Sự phân bố tải nâng dự kiến cho mỗi nam châm đối với thiết bị mang tải bằng nam châm phải đáp ứng yêu cầu gì?
Tại tiểu mục 4.2.3.1.2 Mục 4 TCVN 12158:2017 (ISO 17096:2015) có quy định như sau:
Yêu cầu an toàn và các biện pháp an toàn
...
4.2.3 Thiết bị mang tải bằng nam châm
...
4.2.3.1.2 Hình dạng của nam châm phải phù hợp với tải nâng dự kiến. Khi nhiều nam châm được sử dụng cùng với dầm nâng, sơ đồ bố trí và WLL của các nam châm phải phù hợp với tải nâng dự kiến. Sự phân bố tải nâng dự kiến cho mỗi nam châm phải không vượt quá WLL của nam châm, tính cả ảnh hưởng do độ cứng của tải nâng và thiết bị mang tải.
4.2.3.2 Thiết bị mang tải bằng nam châm điện sử dụng nguồn ắc quy
...
Theo quy định trên, sự phân bố tải nâng dự kiến cho mỗi nam châm đối với thiết bị mang tải bằng nam châm phải không vượt quá WLL của nam châm, tính cả ảnh hưởng do độ cứng của tải nâng và thiết bị mang tải.
Sự phân bố tải nâng dự kiến cho mỗi nam châm đối với thiết bị mang tải bằng nam châm phải đáp ứng yêu cầu gì? (Hình từ Internet)
Thiết bị mang tải bằng nam châm điện sử dụng nguồn chính có phải trang bị ắc quy dự phòng hay không?
Tại tiểu mục 4.2.3.3.3 Mục 4 TCVN 12158:2017 (ISO 17096:2015) có quy định như sau:
Yêu cầu an toàn và các biện pháp an toàn
...
4.2.3.3 Thiết bị mang tải bằng nam châm điện sử dụng nguồn chính
4.2.3.3.1 Các thiết bị mang tải bằng nam châm điện sử dụng nguồn chính phải có lực xé ít nhất bằng hai lần WLL ở các điều kiện do nhà sản xuất quy định.
4.2.3.3.2 Phải trang bị thiết bị tự động phát cảnh báo khi nguồn chính bị hỏng. Thiết bị cảnh báo phải cung cấp cảnh báo nhìn thấy được hoặc bằng âm thanh. Yêu cầu này không cần áp dụng trong khu vực hạn chế.
4.2.3.3.3 Phải trang bị ác-quy dự phòng để tự động cung cấp nguồn khi nguồn chính bị hỏng. Ắc quy này phải có khả năng cung cấp nguồn cần thiết để giữ tải trọng làm việc giới hạn ít nhất 10 min. Không cần áp dụng điều này trong các khu vực hạn chế.
4.2.3.3.4 Các yêu cầu 4.2.3.3.2 và 4.2.3.3.3 không cần áp dụng nếu tất cả các yêu cầu sau đây được đáp ứng:
a) Nhà sản xuất phải chỉ dẫn rõ ràng việc nâng tâm hình học của các cực nam châm lên độ cao trên 1,8 m là bị cấm bằng các dấu hiệu thích hợp và trong sổ tay hướng dẫn sử dụng.
b) Khối lượng tải nâng nhỏ hơn 20 kg.
4.2.3.3.5 Trong trường hợp gặp khó khăn để thoát ra khỏi khu vực rơi tải (tức là khu vực nguy hiểm hoặc trên tàu trong quá trình xếp và dỡ tải) thì phải trang bị đủ các dây dẫn mềm nối nguồn điện một chiều giữa cabin điều khiển, thiết bị mang tải (dầm nâng hoặc nam châm đơn lẻ) và bộ điều khiển nguồn của hệ thống nam châm. Ngoài ra, thiết bị giữ tải cưỡng bức phụ cũng phải được trang bị.
...
Theo đó, thiết bị mang tải bằng nam châm điện sử dụng nguồn chính phải trang bị ắc quy dự phòng để tự động cung cấp nguồn khi nguồn chính bị hỏng.
Ắc quy này phải có khả năng cung cấp nguồn cần thiết để giữ tải trọng làm việc giới hạn ít nhất 10 min. Không cần áp dụng điều này trong các khu vực hạn chế.
Việc nhả tải nâng của thiết bị mang tải bằng chân không phải được kích hoạt bằng thiết bị gì?
Tại tiểu mục 4.2.2.9 Mục 4 TCVN 12158:2017 (ISO 17096:2015) có quy định như sau:
Yêu cầu an toàn và các biện pháp an toàn
...
4.2.2.8 Đối với các thiết bị mang tải có mục đích sử dụng ở khu vực nguy hiểm thì phải trang bị thêm thiết bị giữ tải cưỡng bức phụ hoặc hai nguồn chân không dự trữ lắp van một chiều. Mỗi nguồn dự trữ chân không phải nối với tổ hợp riêng rẽ các giác hút. Các nguồn dự trữ chân không phải tuân theo các yêu cầu 4.2.2.1.
4.2.2.9 Việc nhả tải nâng phải được kích hoạt bằng bộ điều khiển tác động kép. Không yêu cầu điều này nếu việc nhả tải nâng là không thể xảy ra cho đến khi tải nâng được đặt trên nền hoặc đã ở trong các khu vực hạn chế.
4.2.2.10 Các bộ điều khiển cho chuyển động nghiêng và lật tải nâng phải là loại ấn-giữ.
4.2.2.11 Hình dạng của giác hút phải phù hợp với tải nâng dự kiến. Khi nhiều giác hút được sử dụng cùng với dầm nâng, sơ đồ bố trí và tải trọng làm việc giới hạn của các giác hút phải phù hợp với tải nâng dự kiến. Sự phân bố tải nâng dự kiến cho mỗi giác hút phải không vượt quá WLL của giác hút, tính cả ảnh hưởng do độ cứng của tải nâng và thiết bị mang tải.
Theo quy định trên, việc nhả tải nâng của thiết bị mang tải bằng chân không phải được kích hoạt bằng bộ điều khiển tác động kép. Không yêu cầu điều này nếu việc nhả tải nâng là không thể xảy ra cho đến khi tải nâng được đặt trên nền hoặc đã ở trong các khu vực hạn chế.