Sứ mệnh là gì? Sứ mệnh cá nhân là gì? Ví dụ về sứ mệnh cá nhân của người lao động trong các lĩnh vực khác nhau?
Sứ mệnh là gì? Sứ mệnh cá nhân là gì? Ví dụ về sứ mệnh cá nhân của người lao động?
Sứ mệnh là lý do tồn tại và mục đích cốt lõi của một tổ chức hoặc cá nhân. Nó thường thể hiện thông điệp về giá trị và mục tiêu hướng tới, từ đó tạo ra sự nhận diện và cam kết từ cả bên trong và bên ngoài.
- Vai trò của sứ mệnh
+ Đối với cá nhân: Sứ mệnh cá nhân là những mục tiêu, lý do để người đó tiếp tục tồn tại, sống và làm việc. Nó gắn bó chặt chẽ với sự phát triển của người đó từ hiện tại đến tương lai.
+ Đối với doanh nghiệp: Sứ mệnh giúp doanh nghiệp xác định rõ mục tiêu, hướng đi và tạo ra sự liên kết giữa các nhân viên và nhà điều hành. Nó cũng giúp doanh nghiệp không đi lệch hướng và đạt được kết quả tốt hơn.
- Ví dụ về sứ mệnh
+ Vinamilk: "Mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của doanh nghiệp với cuộc sống con người, xã hội và những hành động thiết thực của mình."
+ Viettel: "Sáng tạo vì con người, Viettel luôn coi mỗi khách hàng là một con người – một cá thể riêng biệt cần được tôn trọng, quan tâm và lắng nghe thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt.
* Sứ mệnh cá nhân là một tuyên bố ngắn gọn mô tả lý do tồn tại của mỗi cá nhân và mục tiêu mà họ mong muốn đạt được trong cuộc sống. Nó giúp mỗi người hiểu rõ hơn về bản thân, định hình định hướng và mục tiêu của cuộc sống của mình.
- Vai trò của sứ mệnh cá nhân
+ Định hướng cuộc sống: Sứ mệnh cá nhân giúp bạn xác định rõ ràng mục tiêu và hướng đi trong cuộc sống.
+ Tạo động lực: Khi bạn có một sứ mệnh rõ ràng, nó sẽ trở thành nguồn động lực mạnh mẽ để bạn vượt qua khó khăn và thử thách.
+ Xác định giá trị cốt lõi: Sứ mệnh cá nhân giúp bạn nhận ra những giá trị quan trọng nhất đối với mình và sống đúng với những giá trị đó.
- Dưới đây là một số ví dụ về sứ mệnh cá nhân của người lao động trong các lĩnh vực khác nhau:
+ Nhân viên chăm sóc khách hàng:
"Tôi cam kết mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng bằng cách lắng nghe, thấu hiểu và giải quyết mọi vấn đề của họ một cách nhanh chóng và hiệu quả."
+ Nhân viên bán hàng:
"Sứ mệnh của tôi là giúp khách hàng tìm thấy sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu của họ, đồng thời xây dựng mối quan hệ lâu dài dựa trên sự tin tưởng và hài lòng."
+ Nhân viên kỹ thuật:
"Tôi luôn nỗ lực để cung cấp các giải pháp kỹ thuật chất lượng cao, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và hiệu quả, góp phần vào sự phát triển bền vững của công ty."
+ Nhân viên giáo dục:
"Sứ mệnh của tôi là truyền đạt kiến thức và kỹ năng cho học sinh, giúp họ phát triển toàn diện và trở thành những công dân có ích cho xã hội."
+ Nhân viên y tế:
"Tôi cam kết chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bệnh nhân bằng tất cả tâm huyết và chuyên môn của mình, mang lại sự an tâm và tin tưởng cho họ."
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Sứ mệnh là gì? Sứ mệnh cá nhân là gì? Ví dụ về sứ mệnh cá nhân của người lao động? (Hình từ Internet)
Sứ mệnh của luật sư là gì?
Theo Quy tắc 1 tại Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 về Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam do Hội đồng Luật sư toàn quốc ban hành, có quy định về sứ mệnh của một luật sư như sau:
Luật sư có sứ mệnh bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, cơ quan, bảo vệ sự độc lập của tư pháp, góp phần bảo vệ công lý, công bằng, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Bên cạnh đó, trong lời nói đầu của Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 cũng đã nêu về nghề luật sư như sau:
Nghề luật sư ở Việt Nam là một nghề cao quý, bởi hoạt động nghề nghiệp của luật sư nhằm mục đích góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp là nền tảng cơ bản của nghề luật sư. Luật sư phải có bổn phận tự mình nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn; nêu gương trong việc tôn trọng, chấp hành pháp luật; tự giác tuân thủ các quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp trong hoạt động hành nghề, trong lối sống và giao tiếp xã hội.
Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư quy định những chuẩn mực về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp, là thước đo phẩm chất đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư.
Mỗi luật sư phải lấy Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư làm khuôn mẫu cho sự ứng xử và tu dưỡng, rèn luyện để giữ gìn uy tín nghề nghiệp, thanh danh của luật sư, xứng đáng với sự tôn vinh của xã hội.
Luật sư cần tuân thủ những quy tắc chung nào?
Theo Chương 1 Quy Tắc Chung tại Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 quy định:
Quy tắc 1. Sứ mệnh của luật sư
Luật sư có sứ mệnh bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, cơ quan, bảo vệ sự độc lập của tư pháp, góp phần bảo vệ công lý, công bằng, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Quy tắc 2. Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan
Luật sư phải độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan, không vì lợi ích vật chất, tinh thần hoặc bất kỳ áp lực nào khác để làm trái pháp luật và đạo đức nghề nghiệp.
Quy tắc 3. Giữ gìn danh dự, uy tín và phát huy truyền thống của luật sư
3.1. Luật sư coi trọng, bảo vệ danh dự, uy tín của đội ngũ luật sư như bảo vệ danh dự, uy tín của chính mình; xây dựng, củng cố, duy trì niềm tin của khách hàng, cộng đồng xã hội với luật sư và nghề luật sư.
3.2. Luật sư có nghĩa vụ phát huy truyền thống tốt đẹp của nghề luật sư; thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn; giữ gìn phẩm chất, nhân cách và uy tín nghề nghiệp; có thái độ ứng xử đúng mực, có văn hóa trong hành nghề và lối sống; xứng đáng với sự tin cậy, tôn trọng của xã hội đối với luật sư và nghề luật sư.
Quy tắc 4. Tham gia hoạt động cộng đồng
4.1. Luật sư luôn sẵn sàng và tích cực tham gia vào những hoạt động vì lợi ích chung của cộng đồng xã hội, phù hợp với nghề nghiệp của luật sư.
4.2. Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý bằng sự tận tâm, vô tư và trách nhiệm nghề nghiệp như đối với các vụ việc có nhận thù lao.
Theo đó là một luật sư cần phải tuân thủ 4 quy tắc chung bao gồm:
- Sứ mệnh của luật sư
- Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan
- Giữ gìn danh dự, uy tín và phát huy truyền thống của luật sư
- Tham gia hoạt động cộng đồng