Số lượng người làm việc cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội và bảo vệ chăm sóc trẻ em, dịch vụ xã hội trong đơn vị sự nghiệp công lập có định mức là bao nhiêu?

Định mức số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội và bảo vệ chăm sóc trẻ em; dịch vụ xã hội trong cơ sở bảo trợ xã hội công lập là bao nhiêu?

Số lượng người làm việc cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội và bảo vệ chăm sóc trẻ em, dịch vụ xã hội trong đơn vị sự nghiệp công lập có định mức là bao nhiêu?

Theo Điều 6 Thông tư 09/2024/TT-BLĐTBXH quy định đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội và bảo vệ chăm sóc trẻ em; dịch vụ xã hội trong cơ sở bảo trợ xã hội công lập, căn cứ đặc điểm đối tượng, quy mô và số lượng đối tượng, định mức số lượng người làm việc chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong đơn vị được quy định như sau:

TT

Chức danh nghề nghiệp chuyên ngành

Định mức số đối tượng tối đa/1 nhân viên

1.

Công tác xã hội viên chính

01 công tác xã hội viên chính quản lý trường hợp 30 đối tượng

2.

Công tác xã hội viên

01 công tác xã hội viên quản lý trường hợp 25 đối tượng

3.

Nhân viên công tác xã hội

01 nhân viên công tác xã hội quản lý trường hợp 20 đối tượng

4.

Nhân viên chăm sóc trực tiếp đối tượng tại cơ sở


a)

Nhân viên chăm sóc trẻ em

01 nhân viên chăm sóc phụ trách 01 trẻ em dưới 18 tháng tuổi, tối đa 06 trẻ em bình thường từ 18 tháng tuổi đến dưới 6 tuổi hoặc tối đa 10 trẻ em bình thường từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi; chăm sóc tối đa 04 trẻ em khuyết tật hoặc tâm thần hoặc nhiễm HIV/AIDS từ 18 tháng tuổi đến dưới 6 tuổi; chăm sóc tối đa 05 trẻ em khuyết tật hoặc tâm thần hoặc nhiễm HIV/AIDS từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi

b)

Nhân viên chăm sóc người khuyết tật

01 nhân viên chăm sóc phụ trách tối đa 10 người khuyết tật còn tự phục vụ được hoặc tối đa 04 người khuyết tật không tự phục vụ được

c)

Nhân viên chăm sóc người cao tuổi

01 nhân viên chăm sóc phụ trách tối đa 10 người cao tuổi còn tự phục vụ được hoặc tối đa 04 người cao tuổi không tự phục vụ được

d)

Nhân viên chăm sóc người tâm thần

01 nhân viên chăm sóc phụ trách tối đa 02 người tâm thần đặc biệt nặng, tối đa 04 người tâm thần nặng hoặc tối đa 10 người tâm thần đã phục hồi, ổn định

đ)

Nhân viên chăm sóc người lang thang

01 nhân viên chăm sóc phụ trách tối đa 12 người lang thang (định mức này sử dụng cho các đợt tiếp nhận người lang thang vào cơ sở để đánh giá, đưa về địa phương)

5.

Nhân viên tâm lý

Mỗi cơ sở có ít nhất 01 nhân viên tâm lý

6.

Nhân viên y tế

01 nhân viên y tế phụ trách việc chăm sóc sức khỏe cho tối đa 50 đối tượng

7.

Nhân viên phụ trách dinh dưỡng

01 nhân viên phục vụ tối đa 20 đối tượng

8.

Nhân viên phục hồi chức năng

01 nhân viên hướng dẫn phục hồi chức năng cho tối đa 05 đối tượng

9.

Giáo viên dạy văn hóa, dạy nghề

01 giáo viên phụ trách dạy văn hóa, dạy nghề tối đa cho 09 đối tượng

10.

Vị trí việc làm chuyên môn dùng chung và hỗ trợ phục vụ tối đa không quá 20% tổng số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền giao


Đối với đơn vị có chức năng, nhiệm vụ có yêu cầu về vị trí việc làm thuộc chuyên môn về y tế và yêu cầu chuyên môn thuộc ngành, lĩnh vực khác thì đơn vị căn cứ hướng dẫn của Bộ Y tế, của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực để xác định số lượng người làm việc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.

Số lượng người làm việc cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội và bảo vệ chăm sóc trẻ em, dịch vụ xã hội trong đơn vị sự nghiệp công lập có định mức là bao nhiêu?

Số lượng người làm việc cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội và bảo vệ chăm sóc trẻ em, dịch vụ xã hội trong đơn vị sự nghiệp công lập có định mức là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Mức chuẩn trợ giúp xã hội đối với người lao động cao tuổi là bao nhiêu?

Theo Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 và khoản 2 Điều 1 Nghị định 76/2024/NĐ-CP) quy định:

Mức chuẩn trợ giúp xã hội
1. Mức chuẩn trợ giúp xã hội là căn cứ xác định mức trợ cấp xã hội, mức hỗ trợ kinh phí nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; mức trợ cấp nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội và các mức trợ giúp xã hội khác.
2. Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 là 500.000 đồng/tháng.
Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.
...

Theo đó mức chuẩn trợ giúp xã hội đối với người lao động cao tuổi hiện nay là 500.000 đồng/tháng.

Ai được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng?

Theo Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định thì đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng gồm:

- Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;

+ Mồ côi cả cha và mẹ;

+ Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;

+ Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;

+ Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

+ Cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;

+ Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;

+ Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

+ Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;

+ Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

+ Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

- Người thuộc diện vừa nêu đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà đủ 16 tuổi nhưng đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất thì tiếp tục được hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng tối đa không quá 22 tuổi.

- Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo.

- Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất quy định tại khoản 2 Điều này (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con).

- Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:

+ Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;

+ Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;

+ Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;

+ Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.

- Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật.

- Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 3 và 6 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn.

- Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào