Số lượng đại biểu triệu tập dự Đại hội Công đoàn Việt Nam do ai quyết định?
Số lượng đại biểu triệu tập dự Đại hội Công đoàn Việt Nam do ai quyết định?
Căn cứ tại tiểu mục 6.5 Mục 6 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 quy định:
Đại hội công đoàn các cấp theo Điều 8
...
6.5. Số lượng đại biểu chính thức dự đại hội
Số lượng đại biểu chính thức dự đại hội công đoàn các cấp do ban chấp hành công đoàn cấp triệu tập quyết định căn cứ vào số lượng đoàn viên, số lượng công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở và điều kiện cụ thể của đơn vị, như sau:
a. Đại hội đại biểu công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở được triệu tập không quá 150 đại biểu; công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở có từ 5.000 đoàn viên trở lên không quá 200 đại biểu (trừ công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở được phép tổ chức đại hội toàn thể theo quy định tại điểm b, mục 6.4 của Hướng dẫn này).
b. Đại hội công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở không quá 200 đại biểu. Nơi có trên 80.000 đoàn viên hoặc quản lý trực tiếp trên 300 công đoàn cơ sở, có thể tăng thêm nhưng không quá 300 đại biểu.
c. Đại hội công đoàn tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương
- Có dưới 80.000 đoàn viên: Không quá 250 đại biểu.
- Có từ 80.000 đoàn viên đến dưới 100.000 đoàn viên: Không quá 300 đại biểu.
- Có từ 100.000 đoàn viên đến 300.000 đoàn viên: Không quá 400 đại biểu.
- Trên 300.000 đoàn viên: Không quá 500 đại biểu.
d. Đại hội công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn: Không quá 300 đại biểu.
đ. Số lượng đại biểu triệu tập dự Đại hội Công đoàn Việt Nam do Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn quyết định.
e. Không triệu tập số lượng đại biểu chính thức thấp hơn một phần hai (1/2) số lượng quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, mục 6.5 của Hướng dẫn này. Trường hợp cần tăng số lượng đại biểu chính thức vượt quá quy định tại Hướng dẫn này thì phải được công đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý, nhưng không được vượt quá 10%.
...
Theo đó, số lượng đại biểu triệu tập dự Đại hội Công đoàn Việt Nam do Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn quyết định.
Số lượng đại biểu triệu tập dự Đại hội Công đoàn Việt Nam do ai quyết định?
Đại hội Công đoàn Việt Nam có được thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam không?
Căn cứ tại Điều 35 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định:
Thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ
1. Điều lệ Công đoàn Việt Nam do Đại hội Công đoàn Việt Nam thông qua. Chỉ Đại hội Công đoàn Việt Nam mới có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
2. Những vấn đề mới phát sinh chưa được quy định trong Điều lệ, giao Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn xem xét, hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện thí điểm và báo cáo tại Đại hội Công đoàn Việt Nam để sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam cho phù hợp.
Theo đó, Đại hội Công đoàn Việt Nam thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Hoạt động giám sát của Công đoàn Việt Nam bao gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 16 Luật Công đoàn 2024 quy định:
Giám sát của Công đoàn
1. Giám sát của Công đoàn bao gồm hoạt động tham gia giám sát với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và hoạt động chủ trì giám sát.
2. Hoạt động tham gia giám sát với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Công đoàn thực hiện theo quy định của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Hoạt động chủ trì giám sát của Công đoàn mang tính xã hội, bao gồm việc theo dõi, phát hiện, xem xét, đánh giá, kiến nghị trong xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật về công đoàn, lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, an toàn, vệ sinh lao động, thỏa ước lao động tập thể, thực hiện dân chủ ở cơ sở và chế độ, chính sách, pháp luật khác có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tổ chức Công đoàn.
4. Hoạt động chủ trì giám sát của Công đoàn đối với người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức có liên quan đến nội dung giám sát được thực hiện theo quy định của Luật này, luật khác có liên quan và bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Khách quan, công khai, minh bạch;
b) Xuất phát từ yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động;
c) Không trùng lặp về nội dung, thời gian với hoạt động kiểm tra, thanh tra và hoạt động giám sát khác; không làm cản trở hoạt động bình thường của người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức được giám sát.
5. Hoạt động chủ trì giám sát của Công đoàn thực hiện theo các hình thức sau đây:
a) Nghiên cứu, xem xét văn bản, báo cáo của người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức được giám sát;
b) Thông qua đối thoại với người sử dụng lao động, hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở;
c) Thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước;
d) Tổ chức đoàn giám sát.
...
Theo đó, giám sát của Công đoàn Việt Nam bao gồm hoạt động tham gia giám sát với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và hoạt động chủ trì giám sát.
Lưu ý: Luật Công đoàn 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025.