Số lượng công chức cấp xã được phép nhiều hơn so với số lượng chuẩn kể từ ngày 1/8/2023?
Sắp tới công chức cấp xã sẽ có những chức danh nào?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về các chức danh của công chức cấp xã như sau:
Chức vụ, chức danh
1. Cán bộ cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này có các chức vụ sau đây:
a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
d) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);
h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
2. Công chức cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này có các chức danh sau đây:
a) Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự;
b) Văn phòng - thống kê;
c) Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã);
d) Tài chính - kế toán;
đ) Tư pháp - hộ tịch;
e) Văn hóa - xã hội.
Như vậy từ ngày 1/8/2023 khi Nghị định 33/2023/NĐ-CP có hiệu lực, công chức cấp xã sẽ gồm 6 chức danh nêu trên. So với các chức danh công chức cấp xã được quy định tại Điều 61 Luật Cán bộ, công chức 2008 thì chức danh "Trưởng công an" không còn được xem là công chức cấp xã.
Sắp tới sẽ có những chức danh công chức cấp xã nào?
Số lượng công chức cấp xã được phép nhiều hơn so với số lượng chuẩn kể từ ngày 1/8/2023?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về số lượng công chức cấp xã như sau:
Số lượng cán bộ, công chức cấp xã
1. Số lượng cán bộ, công chức cấp xã được tính theo loại đơn vị hành chính cấp xã, cụ thể như sau:
a) Đối với phường: Loại I là 23 người; loại II là 21 người; loại III là 19 người;
b) Đối với xã, thị trấn: Loại I là 22 người; loại II là 20 người; loại III là 18 người.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ số lượng đơn vị hành chính cấp xã có quy mô dân số, diện tích tự nhiên lớn hơn so với tiêu chuẩn quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính để tính số lượng công chức ở cấp xã tăng thêm như sau:
a) Phường thuộc quận cứ tăng thêm đủ 1/3 (một phần ba) mức quy định về quy mô dân số thì được tăng thêm 01 công chức. Các đơn vị hành chính cấp xã còn lại cứ tăng thêm đủ 1/2 (một phần hai) mức quy định về quy mô dân số thì được tăng thêm 01 công chức;
b) Ngoài việc tăng thêm công chức theo quy mô dân số quy định tại điểm a khoản này thì đơn vị hành chính cấp xã cứ tăng thêm đủ 100% mức quy định về diện tích tự nhiên được tăng thêm 01 công chức.
3. Quy mô dân số (bao gồm dân số thường trú và dân số tạm trú quy đổi) và diện tích tự nhiên tính đến ngày 31 tháng 12 hàng năm để xác định số lượng cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 2 Điều này thực hiện theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.
Trường hợp ở đơn vị hành chính cấp xã tính đến ngày 31 tháng 12 hàng năm có thay đổi về quy mô dân số, diện tích tự nhiên quy định tại khoản 2 Điều này hoặc có thay đổi về loại đơn vị hành chính thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, điều chỉnh tổng số lượng cán bộ, công chức cấp xã (tính cho cả đơn vị hành chính cấp tỉnh) bảo đảm theo đúng quy định.
...
Như vậy, từ ngày 1/8/2023 khi Nghị định 33/2023/NĐ-CP có hiệu lực, số lượng công chức cấp xã được tính theo loại đơn vị hành chính cấp xã như sau:
- Đối với phường: Loại I là 23 người; loại II là 21 người; loại III là 19 người;
- Đối với xã, thị trấn: Loại I là 22 người; loại II là 20 người; loại III là 18 người.
Điểm mới nổi bật của Nghị định 33/2023/NĐ-CP là quy định số lượng công chức cấp xã được phép tăng thêm trong trường hợp:
- Phường thuộc quận cứ tăng thêm đủ 1/3 (một phần ba) mức quy định về quy mô dân số thì được tăng thêm 01 công chức. Các đơn vị hành chính cấp xã còn lại cứ tăng thêm đủ 1/2 (một phần hai) mức quy định về quy mô dân số thì được tăng thêm 01 công chức;
- Ngoài việc tăng thêm công chức theo quy mô dân số quy định tại điểm a khoản này thì đơn vị hành chính cấp xã cứ tăng thêm đủ 100% mức quy định về diện tích tự nhiên được tăng thêm 01 công chức.
Trong khi đó tại Điều 4 Nghị định 92/2009/NĐ-CP (còn hiệu lực tới ngày 31/07/2023) được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 34/2019/NĐ-CP, quy định số lượng công chức cấp xã không được phép tăng thêm, cụ thể:
Số lượng cán bộ, công chức cấp xã
1. Số lượng cán bộ, công chức cấp xã được bố trí theo Quyết định phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. Cụ thể như sau:
a) Loại 1: tối đa 23 người;
b) Loại 2: tối đa 21 người;
c) Loại 3: tối đa 19 người.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định bố trí số lượng cán bộ, công chức cấp xã bằng hoặc thấp hơn quy định tại khoản 1 Điều này, bảo đảm đúng với chức danh quy định tại Điều 3 Nghị định này và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Đối với các xã, thị trấn bố trí Trưởng Công an xã là công an chính quy thì số lượng cán bộ, công chức quy định tại khoản 1 Điều này giảm 01 người.
3. Số lượng cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm cả cán bộ, công chức được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã. Riêng trường hợp luân chuyển về đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thì thực hiện theo Nghị định số 08/2016/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ về số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân.”
Đối tượng nào được tiếp nhận vào làm công chức cấp xã?
Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về tiếp nhận vào làm công chức cấp xã như sau:
Tiếp nhận vào làm công chức cấp xã
1. Đối tượng tiếp nhận:
a) Viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không phải là công chức;
c) Người thôi giữ chức vụ cán bộ ở cấp xã (trừ hình thức kỷ luật bãi nhiệm);
d) Người đã từng là cán bộ, công chức (bao gồm cả cán bộ, công chức cấp xã) sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển giữ các vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức khác.
2. Tiêu chuẩn, điều kiện tiếp nhận; hồ sơ của người được đề nghị tiếp nhận và Hội đồng kiểm tra, sát hạch khi tiếp nhận vào làm công chức cấp xã được áp dụng quy định của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
Như vậy, đối tượng được tiếp nhận vào làm công chức cấp xã khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập;
- Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không phải là công chức;
- Người thôi giữ chức vụ cán bộ ở cấp xã (trừ hình thức kỷ luật bãi nhiệm);
- Người đã từng là cán bộ, công chức sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển giữ các vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức khác.
Nghị định 33/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/8/2023