Số lượng câu hỏi thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức là bao nhiêu?

Thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức bao nhiêu câu hỏi? Thủ tục dự thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức cho thí sinh được quy định như thế nào?

Số lượng câu hỏi thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức là bao nhiêu?

Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 06/2023/NĐ-CP quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức quy định:

Hình thức, nội dung và thời gian kiểm định
1. Hình thức kiểm định: Thi trắc nghiệm trên máy vi tính.
2. Nội dung kiểm định: Đánh giá năng lực tư duy, năng lực ứng dụng kiến thức vào thực tiễn; hiểu biết chung, cơ bản của thí sinh về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan nhà nước; quản lý hành chính nhà nước; quyền, nghĩa vụ của công chức, đạo đức công vụ; kiến thức về xã hội, văn hóa, lịch sử.
3. Thời gian, số lượng câu hỏi kiểm định:
a) Kiểm định chất lượng đầu vào đối với người tham gia thi tuyển vào vị trí việc làm có yêu cầu trình độ đại học trở lên: 120 phút, số lượng câu hỏi 100 câu.
b) Kiểm định chất lượng đầu vào đối với người tham gia thi tuyển vào vị trí việc làm có yêu cầu trình độ trung cấp, cao đẳng: 100 phút, số lượng câu hỏi 80 câu.

Theo đó, số lượng câu hỏi thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức là:

- Kiểm định chất lượng đầu vào đối với người tham gia thi tuyển vào vị trí việc làm có yêu cầu trình độ đại học trở lên: 120 phút, số lượng câu hỏi 100 câu.

- Kiểm định chất lượng đầu vào đối với người tham gia thi tuyển vào vị trí việc làm có yêu cầu trình độ trung cấp, cao đẳng: 100 phút, số lượng câu hỏi 80 câu.

Số lượng câu hỏi thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức là bao nhiêu?

Số lượng câu hỏi thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức là bao nhiêu?

Thủ tục dự thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức cho thí sinh được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 31 Nội quy và quy chế tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BNV quy định:

Thủ tục dự thi cho thí sinh
1. Trước ngày tổ chức thi chính thức 01 ngày, Ban thư ký của Hội đồng kiểm định tổ chức hướng dẫn làm thủ tục dự thi cho thí sinh nhằm kiểm tra tính hợp pháp, chính xác của thông tin thí sinh dự thi trong danh sách dự thi và giải đáp thắc mắc cho thí sinh.
2. Khi làm thủ tục dự thi cho thí sinh, Ban thư ký của Hội đồng kiểm định: thực hiện đầy đủ các nội dung, các bước trong hướng dẫn; kiểm tra và xác minh nhân thân của thí sinh, hướng dẫn làm thủ tục đề nghị sửa chữa thông tin, hướng dẫn thí sinh làm quen với phần mềm tổ chức thi (nếu có).
3. Tư trang của thí sinh (nếu có) không thuộc danh mục vật dụng được mang vào phòng thi phải để cách xa khu vực phòng thi tối thiểu 25 mét.
4. Ban coi thi có thể sử dụng các thiết bị dò kim loại, trang thiết bị thu phát truyền tin để kiểm tra an ninh trước khi thí sinh vào khu vực thi.
5. Trường hợp phát sinh tình huống không thuộc thẩm quyền quyết định, Trưởng điểm thi xin ý kiến Trưởng ban coi thi trước khi thực hiện.

Theo đó, thủ tục dự thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức cho thí sinh như sau:

- Trước ngày tổ chức thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức chính thức 01 ngày, Ban thư ký của Hội đồng kiểm định tổ chức hướng dẫn làm thủ tục dự thi cho thí sinh nhằm kiểm tra tính hợp pháp, chính xác của thông tin thí sinh dự thi trong danh sách dự thi và giải đáp thắc mắc cho thí sinh.

- Khi làm thủ tục dự thi cho thí sinh, Ban thư ký của Hội đồng kiểm định cần thực hiện đầy đủ các nội dung, các bước trong hướng dẫn; kiểm tra và xác minh nhân thân của thí sinh, hướng dẫn làm thủ tục đề nghị sửa chữa thông tin, hướng dẫn thí sinh làm quen với phần mềm tổ chức thi (nếu có).

- Tư trang của thí sinh (nếu có) không thuộc danh mục vật dụng được mang vào phòng thi thì phải để cách xa khu vực phòng thi tối thiểu 25 mét.

- Ban coi thi có thể sử dụng các thiết bị dò kim loại, trang thiết bị thu phát truyền tin để kiểm tra an ninh trước khi thí sinh dự thi vào khu vực thi.

- Trường hợp phát sinh tình huống không thuộc thẩm quyền quyết định, Trưởng điểm thi xin ý kiến Trưởng ban coi thi trước khi thực hiện.

Kết quả kiểm định có được sử dụng trong phạm vi toàn quốc không?

Căn cứ quy định tại Điều 2 Nghị định 06/2023/NĐ-CP quy định:

Nguyên tắc thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức
1. Việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức là hoạt động đánh giá, công nhận kiến thức nền tảng cần thiết đối với thí sinh trước khi tham gia tuyển dụng công chức tại cơ quan có thẩm quyền.
2. Nguyên tắc thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức như sau:
a) Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
b) Bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm.
c) Kết quả kiểm định được sử dụng thống nhất trong phạm vi toàn quốc.
d) Không hạn chế số lần được đăng ký dự kiểm định đối với mỗi thí sinh.
đ) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong tổ chức thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức.

Theo đó, kết quả kiểm định được sử dụng thống nhất trong phạm vi toàn quốc.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào