Số điện thoại cơ quan bảo hiểm thất nghiệp huyện Hóc Môn Tp. Hồ Chí Minh là bao nhiêu?
Số điện thoại cơ quan bảo hiểm thất nghiệp huyện Hóc Môn Tp. Hồ Chí Minh là bao nhiêu?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP (Được bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP) người lao động có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
Theo đó, dẫn chiếu đến Quy trình 9 Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 403/QĐ-UBND năm 2020 và Quyết định 403/QĐ-UBND năm 2020 có quy định:
Hiện nay, tại huyện Hóc Môn – thành phố Hồ Chí Minh chưa có văn phòng đại diện của trung tâm dịch vụ việc làm, khi muốn nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động có thể đến trực tiếp chi nhánh gần Hóc Môn là: Cơ Sở 2 Củ Chi
- Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Củ chi được đặt tại sân tập lái xe Trung An
- Địa chỉ: số 108 đường 458, Ấp Thạnh An, xã Trung An, huyện Củ Chi.
- Số điện thoại: 08.37975424 - 08.38928259
- Cổng thông tin điện tử: http://vieclamhcm.net/
- Thời gian làm việc của BHTN Củ Chi là trong khung giờ hành chính:
+ Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần: Sáng từ 8h00 đến 12h00 - chiều từ 13h00-15h00,
+ Thứ 7 và Chủ nhật nghỉ làm việc.
Ngoài ra, người lao động đang làm việc ở huyện Hóc Môn cũng có thể nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp ở các địa bàn khác trên Tp. Hồ Chí Minh như:
1. Trung tâm dịch vụ việc làm Thành phố: 153 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.17 Q. Bình thạnh.
2. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 4: 249 Tôn Đản , P.15
3. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 6: 743/34 Hồng Bàng, P.6
4. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 9: Số 1, Đường số 9, Phường Phước Bình.
5. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận Tân Bình: 456 Trường Chinh, P. 13.
6. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 12: 803 Nguyễn Văn Quá, Phường. Đồng Hưng Thuận.
Số điện thoại cơ quan bảo hiểm thất nghiệp huyện Hóc Môn Tp. Hồ Chí Minh là bao nhiêu?
Người lao động hiện nay được hưởng bao nhiêu tiền trợ cấp thất nghiệp?
Căn cứ Điều 50 Luật Việc làm 2013 quy định về mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp, cụ thể như sau:
Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
3. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.
Theo đó, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
Tuy nhiên, mức hưởng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định. Hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Nhà nước đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động bao nhiêu tiền?
Căn cứ Điều 57 Luật Việc làm 2013 quy định về mức đóng, nguồn hình thành và sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, cụ thể như sau:
Mức đóng, nguồn hình thành và sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
1. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:
a) Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;
b) Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp;
c) Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.
2. Nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
a) Các khoản đóng và hỗ trợ theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ;
c) Nguồn thu hợp pháp khác.
3. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được sử dụng như sau:
a) Chi trả trợ cấp thất nghiệp;
b) Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động;
c) Hỗ trợ học nghề;
d) Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm;
đ) Đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp;
e) Chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội;
g) Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng Quỹ.
Theo đó, Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.
Tham khảo thêm Toàn văn 04 chế độ bảo hiểm thất nghiệp: