Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc có được phong hàm Trung úy khi tuyển dụng vào lực lượng vũ trang không?
Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc có được phong hàm Trung úy khi tuyển dụng vào lực lượng vũ trang không?
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Nghị định 140/2017/NĐ-CP quy định:
Phong, thăng cấp bậc quân hàm sĩ quan quân đội, cấp bậc hàm sĩ quan công an đối với người được thu hút vào lực lượng vũ trang
1. Phong cấp bậc quân hàm sĩ quan quân đội và cấp bậc hàm sĩ quan công an (sau đây gọi chung là cấp bậc hàm) tại thời điểm được tuyển dụng:
a) Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc được phong cấp bậc hàm Trung úy trở lên;
b) Cán bộ khoa học trẻ có trình độ thạc sĩ, bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa cấp I, dược sĩ chuyên khoa cấp I được phong cấp bậc hàm Thượng úy trở lên;
c) Cán bộ khoa học trẻ có trình độ tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp II, dược sĩ chuyên khoa cấp II được phong cấp bậc hàm Đại úy trở lên.
Như vậy, với chính sách thu hút và tạo nguồn cán bộ hiện nay, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc được tuyển dụng vào lực lưỡng vũ trang sẽ được phong bậc quân hàm sĩ quan quân đội và cấp bậc hàm sĩ quan công an từ Trung úy trở lên.
Như vậy, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc có thể được phong hàm Trung úy nếu được tuyển dụng vào lực lượng vũ trang nếu là đối tượng hưởng chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ hiện nay.
Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc có được phong hàm Trung úy khi tuyển dụng vào lực lượng vũ trang không? (Hình từ Internet)
Phục vụ bao nhiêu năm thì xét thăng quân hàm sĩ quan công an từ Trung úy lên Thượng úy?
Căn cứ Điều 22 Luật Công an nhân dân 2018 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Công an nhân dân sửa đổi 2023 quy định như sau:
Đối tượng, điều kiện, thời hạn xét phong, thăng cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân
1. Đối tượng xét phong cấp bậc hàm:
a) Sinh viên, học sinh hưởng sinh hoạt phí tại trường Công an nhân dân, khi tốt nghiệp được phong cấp bậc hàm như sau:
Đại học: Thiếu úy;
Trung cấp: Trung sĩ;
Sinh viên, học sinh tốt nghiệp xuất sắc được phong cấp bậc hàm cao hơn 01 bậc;
b) Cán bộ, công chức, viên chức hoặc người tốt nghiệp cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tuyển chọn vào Công an nhân dân thì căn cứ vào trình độ được đào tạo, quá trình công tác, nhiệm vụ được giao và bậc lương được xếp để phong cấp bậc hàm tương ứng;
c) Chiến sĩ nghĩa vụ được phong cấp bậc hàm khởi điểm là Binh nhì.
2. Điều kiện xét thăng cấp bậc hàm:
Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân được thăng cấp bậc hàm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Hoàn thành nhiệm vụ, đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe;
b) Cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm;
c) Đủ thời hạn xét thăng cấp bậc hàm theo quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Thời hạn xét thăng cấp bậc hàm:
a) Hạ sĩ quan, sĩ quan nghiệp vụ:
Hạ sĩ lên Trung sĩ: 01 năm;
Trung sĩ lên Thượng sĩ: 01 năm;
Thượng sĩ lên Thiếu úy: 02 năm;
Thiếu úy lên Trung úy: 02 năm;
Trung úy lên Thượng úy: 03 năm;
Thượng úy lên Đại úy: 03 năm;
Đại úy lên Thiếu tá: 04 năm;
Thiếu tá lên Trung tá: 04 năm;
Trung tá lên Thượng tá: 04 năm;
Thượng tá lên Đại tá: 04 năm;
Đại tá lên Thiếu tướng: 04 năm;
Thời hạn thăng mỗi cấp bậc hàm cấp tướng tối thiểu là 04 năm;
b) Bộ trưởng Bộ Công an quy định thời hạn xét nâng bậc lương, thăng cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật tương ứng với mức lương trong bảng lương chuyên môn kỹ thuật do Chính phủ quy định;
c) Bộ trưởng Bộ Công an quy định thời hạn xét thăng cấp bậc hàm hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ;
d) Thời gian sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng cấp bậc hàm; đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ bị giáng cấp bậc hàm, sau 01 năm kể từ ngày bị giáng cấp bậc hàm, nếu tiến bộ thì được xét thăng cấp bậc hàm.
4. Sĩ quan được xét thăng cấp bậc hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng phải còn ít nhất đủ 03 năm công tác; trường hợp không còn đủ 03 năm công tác khi có yêu cầu do Chủ tịch nước quyết định.
Như vậy, thời hạn xét thăng cấp bậc hàm cho sĩ quan công an từ Trung úy lên Thượng úy là 03 năm.
Thẩm quyền phong cấp bậc quân hàm Thượng úy công an thuộc về ai?
Căn cứ Điều 26 Luật Công an nhân dân 2018 quy định như sau:
Thẩm quyền phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm, nâng lương sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức các chức vụ; bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh trong Công an nhân dân
1. Chủ tịch nước phong, thăng cấp bậc hàm cấp tướng đối với sĩ quan Công an nhân dân.
2. Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an; quyết định nâng lương cấp bậc hàm Đại tướng, Thượng tướng.
3. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định nâng lương cấp bậc hàm Trung tướng, Thiếu tướng; quy định việc phong, thăng, nâng lương các cấp bậc hàm, bổ nhiệm các chức vụ, chức danh còn lại trong Công an nhân dân.
4. Người có thẩm quyền phong, thăng cấp bậc hàm nào thì có thẩm quyền giáng, tước cấp bậc hàm đó; mỗi lần chỉ được thăng, giáng 01 cấp bậc hàm, trừ trường hợp đặc biệt mới xét thăng, giáng nhiều cấp bậc hàm. Người có thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ nào thì có thẩm quyền miễn nhiệm, cách chức, giáng chức đối với chức vụ đó. Người có thẩm quyền bổ nhiệm chức danh nào thì có thẩm quyền miễn nhiệm đối với chức danh đó.
Như vậy, cấp bậc quân hàm Thượng úy công an sẽ do Bộ trưởng Bộ Công an quy định việc phong hàm.
Lưu ý: người có thẩm quyền phong, thăng cấp bậc hàm nào thì có thẩm quyền giáng, tước cấp bậc hàm đó; mỗi lần chỉ được thăng, giáng 01 cấp bậc hàm, trừ trường hợp đặc biệt mới xét thăng, giáng nhiều cấp bậc hàm.