Siêu bão YAGI (bão số 3) sẽ đổ bộ vào đất liền vào ngày 7/9 có đúng không? Công ty có phải cho NLĐ nghỉ làm để tránh bão không?
Siêu bão YAGI (bão số 3) sẽ đổ bộ vào đất liền vào ngày 7/9 có đúng không?
>> Cách phòng tránh bão số 3 (bão YAGI)
Căn cứ theo Công điện 87/CĐ-TTg năm 2024, sáng ngày 05 tháng 9 năm 2024, bão số 3 đã mạnh lên thành siêu bão, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 16, giật trên cấp 17.
Theo dự báo, sáng sớm thứ bảy (ngày 7/9), cơn bão số 3 sẽ vượt qua đảo Hải Nam (Trung Quốc) đi vào Vịnh Bắc Bộ, cường độ có giảm nhưng vẫn rất mạnh, cấp 13-14, giật cấp 17. Khoảng sáng đến trưa ngày 7/9, bão số 3 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền miền Bắc. Trọng tâm vùng tâm bão YAGI đổ bộ trực tiếp sẽ là: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình. Hoàn lưu cơn bão rộng nên phạm vi ảnh hưởng sẽ rất rộng bao trùm cả Vịnh Bắc Bộ, đất liền Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Thời tiết hôm nay 6.9.2024, theo dự báo, sau khi đi qua đảo Hải Nam đêm 6.9, siêu bão YAGI (bão số 3) sẽ đi vào vịnh Bắc bộ và đổ bộ vào đất liền miền Bắc nước ta.Trong 24 giờ tiếp theo, siêu bão số 3 đổ bộ vào đảo Hải Nam và giảm cấp do ma sát với đất liền.
Theo đó, siêu bão YAGI (bão số 3) dự kiến sẽ đổ bộ vào đất liền khu vực Bắc Bộ từ rạng ngày 7/9.
Siêu bão YAGI (bão số 3) sẽ đổ bộ vào đất liền vào rạng sáng 7/9 có đúng không? Công ty có phải cho NLĐ nghỉ làm để tránh bão không?
Công ty có phải cho NLĐ nghỉ làm để tránh bão không?
Căn cứ theo Mục 2 Công điện 86/CĐ-TTg năm 2024 có đề cập nội dung như sau:
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nêu trên căn cứ tình hình thực tế và khả năng ảnh hưởng của bão, mưa lũ tại địa phương chủ động thông tin kịp thời, chỉ đạo, hướng dẫn người dân ứng phó với bão, lũ, trong đó:
...
3). Căn cứ tình hình cụ thể, chủ động quyết định việc cấm biển đối với tàu cá, tàu vận tải, tàu du lịch.
b) Bảo đảm an toàn khu vực ven biển và trên đất liền:
1). Chủ động tổ chức sơ tán người dân ra khỏi các nhà yếu không đảm bảo an toàn, khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, sạt lở, nhất là ở cửa sông, ven biển.
2). Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn, hạn chế thiệt hại về nhà ở, kho tàng, trụ sở, công trình công cộng, khu công nghiệp, nhà máy, đê điều; bảo vệ sản xuất nông nghiệp, chống ngập úng khu đô thị và khu công nghiệp.
3). Kiểm soát việc đi lại, tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông, hạn chế người dân ra đường trong thời gian bão đổ bộ, mưa lũ lớn để đảm bảo an toàn.
c) Bảo đảm an toàn khu vực miền núi:
1). Chủ động di dời, sơ tán dân tại khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm “bốn tại chỗ” để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.
2). Kiểm tra, chủ động biện pháp đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du; bố trí lực lượng thường trực sẵn sàng vận hành điều tiết và xử lý các tình huống.
3). Kiểm soát, hướng dẫn giao thông an toàn, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.
4). Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời cứu hộ, cứu nạn và khắc phục nhanh hậu quả bão, lũ nếu xảy ra tạ cơ quan, đơn vị, địa phương mình.
...
Như vậy, tuỳ theo tình hình thực tế và khả năng ảnh hưởng của bão số 3 YAGI tại địa phương mà Chủ tịch Uỷ ban nhan dân tỉnh nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão sẽ có những thông báo hướng dẫn về việc kiểm soát việc đi lại, tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông, hạn chế người dân ra đường trong thời gian bão đổ bộ, mưa lũ lớn để đảm bảo an toàn.
Trong đó, người lao động có thể sẽ bị hạn chế đi lại, đi làm trong thời gian siêu bão YAGI đổ bộ. Tuỳ theo chính sách của từng công ty và chỉ thị của từng địa phương mà người lao động có thể phải nghỉ việc trong thời gian bão đổ bộ và thông tin này có thể do Chủ tịch Uỷ ban nhan dân tỉnh nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão hoặc người sử dụng lao động thông báo.
Tải mẫu thông báo nghỉ bão số 3 (Siêu bão YAGI) 2024 dành cho doanh nghiệp: Tại đây.
Công ty có đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do thiên tai không?
Căn cứ khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;
c) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;
đ) Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
e) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
g) Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.
...
Như vậy, trường hợp do bị thiên tai mà công ty đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc thì công ty được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.