Sĩ quan Quân đội nhân dân được hưởng nghỉ phép hằng năm theo quy định mới nhất ra sao?
- Sĩ quan Quân đội nhân dân được hưởng nghỉ phép hằng năm theo quy định mới nhất ra sao?
- Chế độ nghỉ phép đặc biệt với sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được áp dụng khi nào?
- Ai có thẩm quyền giải quyết chế độ nghỉ phép đối với sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam?
- Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam có nghĩa vụ và trách nhiệm gì?
Sĩ quan Quân đội nhân dân được hưởng nghỉ phép hằng năm theo quy định mới nhất ra sao?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 153/2017/TT-BQP có quy định về chế độ nghỉ phép hằng năm của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:
Sĩ quan được nghỉ phép hằng năm như sau:
- Dưới 15 năm công tác được nghỉ 20 ngày;
- Từ đủ 15 năm công tác đến dưới 25 năm công tác được nghỉ 25 ngày;
- Từ đủ 25 năm công tác trở lên được nghỉ 30 ngày.
Sĩ quan ở đơn vị đóng quân xa gia đình (vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp; bố, mẹ (cả bên chồng và bên vợ); người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân) khi nghỉ phép hằng năm được nghỉ thêm:
- 10 ngày đối với các trường hợp:
+ Đóng quân cách xa gia đình từ 500 km trở lên;
+ Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 300 km trở lên;
+ Đóng quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, DK.
- 05 ngày đối với các trường hợp:
+ Đóng quân cách xa gia đình từ 300 km đến dưới 500 km;
+ Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 200 km trở lên và có hệ số khu vực 0,5 trở lên;
+ Đóng quân tại các đảo được hưởng phụ cấp khu vực.
Sĩ quan Quân đội nhân dân được hưởng nghỉ phép hằng năm theo quy định mới nhất ra sao?
Chế độ nghỉ phép đặc biệt với sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được áp dụng khi nào?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 153/2017/TT-BQP thì ngoài chế độ nghỉ phép hằng năm, sĩ quan được nghỉ phép đặc biệt mỗi lần không quá 10 ngày đối với các trường hợp:
Chế độ nghỉ phép đặc biệt
Ngoài chế độ nghỉ phép hằng năm, sĩ quan được nghỉ phép đặc biệt mỗi lần không quá 10 ngày đối với các trường hợp:
1. Sĩ quan kết hôn; con đẻ, con nuôi hợp pháp kết hôn.
2. Gia đình gặp khó khăn đột xuất do bố, mẹ, người nuôi dưỡng hợp pháp (cả bên chồng và bên vợ); vợ (hoặc chồng); con đẻ, con nuôi hợp pháp đau ốm nặng, tai nạn rủi ro, hy sinh, từ trần hoặc bị hậu quả thiên tai nặng.
Như vậy, sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ được nghỉ phép đặc biệt trong 02 trường hợp trên.
Ai có thẩm quyền giải quyết chế độ nghỉ phép đối với sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 153/2017/TT-BQP quy định về thẩm quyền giải quyết chế độ nghỉ đối với sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:
Thẩm quyền giải quyết chế độ nghỉ đối với sĩ quan
1. Thẩm quyền giải quyết cho sĩ quan nghỉ theo quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 Thông tư này thực hiện như sau:
a) Trung đoàn trưởng, Chính ủy trung đoàn và tương đương trở lên giải quyết cho sĩ quan cấp dưới thuộc quyền.
b) Sĩ quan giữ chức vụ từ trung đoàn trưởng, chính ủy trung đoàn và tương đương trở lên do người chỉ huy, chính ủy cấp trên trực tiếp quyết định.
2. Thẩm quyền giải quyết cho sĩ quan tại ngũ nghỉ chuẩn bị hưu quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 9 Thông tư này thực hiện theo Quy chế công tác cán bộ trong Quân đội nhân dân Việt Nam của Quân ủy Trung ương.
Theo đó trung đoàn trưởng, Chính ủy trung đoàn và tương đương trở lên giải quyết chế độ nghỉ hằng năm cho sĩ quan cấp dưới thuộc quyền.
Sĩ quan giữ chức vụ từ trung đoàn trưởng, chính ủy trung đoàn và tương đương trở lên do người chỉ huy, chính ủy cấp trên trực tiếp quyết định chế độ nghỉ hằng năm.
Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam có nghĩa vụ và trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 26 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định về nghĩa vụ của sĩ quan như sau:
Nghĩa vụ của sĩ quan
Sĩ quan có nghĩa vụ sau đây:
1. Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tham gia xây dựng đất nước, bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức; bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân;
2. Thường xuyên giữ gìn và trau dồi đạo đức cách mạng, học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực về chính trị, quân sự, văn hoá, chuyên môn và thể lực để hoàn thành nhiệm vụ;
3. Tuyệt đối phục tùng tổ chức, phục tùng chỉ huy; nghiêm chỉnh chấp hành điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội; giữ bí mật quân sự, bí mật quốc gia;
4. Thường xuyên chăm lo lợi ích vật chất và tinh thần của bộ đội;
5. Gương mẫu chấp hành và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tôn trọng và gắn bó mật thiết với nhân dân.
Căn cứ Điều 27 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định về trách nhiệm của sĩ quan như sau:
Trách nhiệm của sĩ quan
Sĩ quan có trách nhiệm sau đây:
1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về những mệnh lệnh của mình, về việc chấp hành mệnh lệnh của cấp trên và việc thừa hành nhiệm vụ của cấp dưới thuộc quyền;
2. Lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ của đơn vị theo chức trách được giao; bảo đảm cho đơn vị chấp hành triệt để đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội, sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào;
3. Khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu sĩ quan có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trong trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó.
Theo đó, sĩ quan Quân đội nhân nhân Việt Nam có các nghĩa vụ và trách nhiệm được nêu trên.