Sĩ quan quân đội có được hưởng phụ cấp nhà ở không?
Sĩ quan quân đội có được hưởng phụ cấp nhà ở không?
Căn cứ theo Điều 31 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 và khoản 7 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 quy định như sau:
Tiền lương, phụ cấp, nhà ở và điều kiện làm việc đối với sĩ quan tại ngũ
Sĩ quan tại ngũ được hưởng tiền lương, phụ cấp, nhà ở và điều kiện làm việc như sau:
1. Chế độ tiền lương và phụ cấp do Chính phủ quy định; bảng lương của sĩ quan được tính theo chức vụ, chức danh đảm nhiệm và cấp bậc quân hàm phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành lao động đặc biệt; phụ cấp thâm niên được tính theo mức lương hiện hưởng và thời gian phục vụ tại ngũ. Sĩ quan được hưởng phụ cấp, trợ cấp như đối với cán bộ, công chức có cùng điều kiện làm việc và phụ cấp, trợ cấp có tính chất đặc thù quân sự;
2. Đủ tiêu chuẩn, đến thời hạn xét thăng quân hàm nhưng đã có bậc quân hàm cao nhất của chức vụ đang đảm nhiệm hoặc đã có bậc quân hàm Đại tá, cấp Tướng 4 năm trở lên mà chưa được thăng cấp bậc quân hàm cao hơn thì được nâng lương theo chế độ tiền lương của sĩ quan;
3. Giữ nhiều chức vụ trong cùng một thời điểm thì được hưởng quyền lợi của chức vụ cao nhất và phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo theo quy định của pháp luật;
4. Khi được giao chức vụ thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 21 của Luật này thì được giữ nguyên quyền lợi của chức vụ cũ;
5. Khi có quyết định miễn nhiệm chức vụ thì được hưởng các quyền lợi theo cương vị mới;
6. Được bảo đảm điều kiện để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
7. Được hưởng phụ cấp nhà ở; được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, được bảo đảm nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật.
Theo đó, sĩ quan quân đội được hưởng phụ cấp nhà ở; được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, được bảo đảm nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật.
Sĩ quan quân đội có được hưởng phụ cấp nhà ở không?
Sĩ quan quân đội tại ngũ được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe như thế nào?
Căn cứ tại Điều 33 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định:
Chăm sóc sức khoẻ sĩ quan tại ngũ và gia đình sĩ quan
1. Sĩ quan tại ngũ được chăm sóc sức khoẻ; khi bị thương, ốm đau ở xa các cơ sở quân y hoặc mắc những bệnh mà cơ sở quân y không có khả năng điều trị thì được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở dân y, được quân đội thanh toán viện phí.
2. Bố, mẹ, người nuôi dưỡng hợp pháp của chồng và của vợ, vợ hoặc chồng và con dưới 18 tuổi của sĩ quan tại ngũ không có chế độ bảo hiểm y tế thì được khám bệnh, chữa bệnh miễn hoặc giảm viện phí tại các cơ sở quân y và dân y theo quy định của Chính phủ.
Theo đó, sĩ quan quân đội tại ngũ được chăm sóc sức khoẻ; khi bị thương, ốm đau ở xa các cơ sở quân y hoặc mắc những bệnh mà cơ sở quân y không có khả năng điều trị thì được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở dân y, được quân đội thanh toán viện phí.
Hiện nay sĩ quan quân đội có trách nhiệm gì?
Căn cứ tại Điều 27 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định:
Trách nhiệm của sĩ quan
Sĩ quan có trách nhiệm sau đây:
1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về những mệnh lệnh của mình, về việc chấp hành mệnh lệnh của cấp trên và việc thừa hành nhiệm vụ của cấp dưới thuộc quyền;
2. Lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ của đơn vị theo chức trách được giao; bảo đảm cho đơn vị chấp hành triệt để đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội, sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào;
3. Khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu sĩ quan có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trong trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó.
Theo đó, hiện nay sĩ quan quân đội có trách nhiệm sau:
- Sĩ quan quân đội chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về những mệnh lệnh của mình, về việc chấp hành mệnh lệnh của cấp trên và việc thừa hành nhiệm vụ của cấp dưới thuộc quyền;
- Sĩ quan quân đội lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ của đơn vị theo chức trách được giao; bảo đảm cho đơn vị chấp hành triệt để đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội, sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào;
- Đồng thời khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu sĩ quan có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trong trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó.