Sau khi sáp nhập doanh nghiệp thì sử dụng thỏa ước lao động tập thể cũ hay phải ký kết thỏa ước lao động tập thể mới?

Sáp nhập doanh nghiệp là một quá trình phức tạp, đặc biệt là đối với các thỏa ước lao động tập thể. Vậy sau khi sáp nhập, doanh nghiệp mới sẽ sử dụng thỏa ước như thế nào?

Sau khi sáp nhập doanh nghiệp thì sử dụng thỏa ước lao động tập thể cũ hay phải ký kết thỏa ước lao động tập thể mới?

Căn cứ theo Điều 80 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Thực hiện thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp
1. Trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp thì người sử dụng lao động kế tiếp và tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng theo quy định tại Điều 68 của Bộ luật này căn cứ vào phương án sử dụng lao động để xem xét lựa chọn việc tiếp tục thực hiện, sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp cũ hoặc thương lượng để ký kết thỏa ước lao động tập thể mới.
2. Trường hợp thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp hết hiệu lực do người sử dụng lao động chấm dứt hoạt động thì quyền lợi của người lao động được giải quyết theo quy định của pháp luật.

Theo đó, pháp luật quy định trường hợp sáp nhật doanh nghiệp, người sử dụng lao động kế tiếp và tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng, căn cứ vào phương án sử dụng lao động để xem xét lựa chọn việc tiếp tục thực hiện, sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp cũ hoặc thương lượng để ký kết thỏa ước lao động tập thể mới.

Như vậy, pháp luật cho phép người sử dụng lao động kế tiếp và tổ chức đại diện người lao động được thương lượng lựa chọn linh hoạt giữa việc giữ lại thỏa ước lao động cũ hoặc ký kết thỏa ước lao động mới cho phù hợp với phương án sử dụng lao động sau khi sáp nhập doanh nghiệp.

Tuy nhiên cần lưu ý việc thương lượng phải thực hiện theo quy định tại Điều 68 Bộ luật Lao động 2019.

Sau khi sát nhập doanh nghiệp thì sử dụng thỏa ước lao động tập thể cũ hay phải ký kết thỏa ước lao động tập thể mới?

Sau khi sáp nhập doanh nghiệp thì sử dụng thỏa ước lao động tập thể cũ hay phải ký kết thỏa ước lao động tập thể mới?

Khi nào thoả ước lao động tập thể hết hiệu lực?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 78 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:

Hiệu lực và thời hạn của thỏa ước lao động tập thể
1. Ngày có hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể do các bên thỏa thuận và được ghi trong thỏa ước. Trường hợp các bên không thỏa thuận ngày có hiệu lực thì thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực kể từ ngày ký kết.
Thỏa ước lao động tập thể sau khi có hiệu lực phải được các bên tôn trọng thực hiện.
2. Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp có hiệu lực áp dụng đối với người sử dụng lao động và toàn bộ người lao động của doanh nghiệp. Thỏa ước lao động tập thể ngành và thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp có hiệu lực áp dụng đối với toàn bộ người sử dụng lao động và người lao động của các doanh nghiệp tham gia thỏa ước lao động tập thể.
3. Thỏa ước lao động tập thể có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm. Thời hạn cụ thể do các bên thỏa thuận và ghi trong thỏa ước lao động tập thể. Các bên có quyền thỏa thuận thời hạn khác nhau đối với các nội dung của thỏa ước lao động tập thể

Theo đó, thỏa ước lao động tập thể có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm. Các bên có thể thỏa thuận và ghi trong thỏa ước lao động tập thể về thời hạn cụ thể. Các bên có quyền thỏa thuận thời hạn khác nhau đối với các nội dung của thỏa ước lao động tập thể.

Như vậy, thỏa ước lao động tập thể sẽ hết hiệu lực theo như thời hạn được ghi cụ thể trong thỏa ước.

Hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể có còn không khi có nội dung vi phạm pháp luật?

Căn cứ theo Điều 86 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu
1. Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu từng phần khi một hoặc một số nội dung trong thỏa ước lao động tập thể vi phạm pháp luật.
2. Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Toàn bộ nội dung thỏa ước lao động tập thể vi phạm pháp luật;
b) Người ký kết không đúng thẩm quyền;
c) Không tuân thủ đúng quy trình thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể.

Theo đó, khi có nội dung vi phạm pháp luật, hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể sẽ:

- Vô hiệu từng phần khi một hoặc một số nội dung trong thỏa ước lao động tập thể vi phạm pháp luật.

- Vô hiệu toàn bộ khi toàn bộ nội dung thỏa ước lao động tập thể vi phạm pháp luật.

Thỏa ước lao động tập thể phải được ký kết thông qua hình thức nào?

Căn cứ theo Điều 75 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thỏa ước lao động tập thể như sau:

Thỏa ước lao động tập thể
1. Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản.
Thỏa ước lao động tập thể bao gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp và các thỏa ước lao động tập thể khác.
2. Nội dung thỏa ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật; khuyến khích có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.

Theo đó, thỏa ước lao động tập thể phải được các bên ký kết bằng văn bản.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào