Sau khi học ngành cơ khí xây dựng hệ cao đẳng, ra trường có thể làm những công việc gì?

Em muốn hỏi sau khi học ngành cơ khí xây dựng hệ cao đẳng, ra trường có thể làm những công việc gì ạ? Câu hỏi của bạn Khang (Trà Vinh)

Pháp luật giới thiệu ngành cơ khí xây dựng hệ cao đẳng như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Chương 9 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc kỹ thuật (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BLĐTBXH, cụ thể như sau:

1. Giới thiệu chung về ngành/nghề (mô tả nghề)
Nghề Cơ khí xây dựng là nghề chủ yếu làm việc trong các ngành công nghiệp, công nghệ chế tạo máy, thiết bị, kết cấu thép, kết cấu xây dựng cơ khí và trong một số lĩnh vực của ngành công nghiệp xây dựng.
Người hành nghề Cơ khí xây dựng làm việc độc lập hoặc theo nhóm. Họ tham gia sản xuất và lắp ráp các sản phẩm cả trong nhà xưởng và ngoài công trường. Ngoài việc xây lắp các kết cấu thép thông thường, người hành nghề Cơ khí xây dựng còn sản xuất các thành phẩm nặng như: thang máy, thang cuốn, băng tải và các chi tiết cho công nghiệp chế tạo tàu biển, các tòa nhà và hệ thống kho bãi. Ngoài ra, họ còn có khả năng lắp ráp sẵn các cụm chi tiết tại các nhà xưởng lớn, vận chuyển các sản phẩm tới công trường và hoàn thiện tại đó. Người hành nghề Cơ khí xây dựng không chỉ làm việc chủ yếu trong lĩnh vực hoạt động sản xuất và lắp ráp mà còn triển khai được các dịch vụ, bảo trì và sữa chữa. Ngoài ra, họ cũng có chuyên môn về dịch vụ chăm sóc khách hàng và đảm bảo chất lượng. Họ có thể chế tạo một số sản phẩm khác nhau của công ty như: thân tàu thủy , khung nhà xưởng, gầm cầu, các hệ thống vận chuyển, cần cẩu các nhà ga, sân bay, các cột ăng ten, giàn khoan dẩu, hệ thống thông gió và xây lắp đường ống... hoặc tập trung vào quá trình sản xuất một số sản phẩm cơ khí ứng dụng các phương pháp hàn khác nhau. Tốt nghiệp nghề Cơ khí xây dựng trình độ cao đẳng người học phải đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người hành nghề Cơ khí xây dựng chủ yếu làm việc tại các phân xưởng, nhà máy, doanh nghiệp sản xuất, chế tạo thiết bị cơ khí, chi tiết máy,.... trong môi trường công nghiệp. Vì vậy, người hành nghề phải có sức khỏe tốt, có đạo đức nghề nghiệp tốt, luôn rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc.
Khối lượng kiến thức tối thiểu : 2.340 giờ (tương đương 78 tín chỉ)

Như vậy, ngành nghề cơ khí xây dựng hệ cao đẳng là nghề chủ yếu làm việc trong các ngành công nghiệp, công nghệ chế tạo máy, thiết bị, kết cấu thép, kết cấu xây dựng cơ khí và trong một số lĩnh vực của ngành công nghiệp xây dựng.

Sau khi học ngành cơ khí xây dựng hệ cao đẳng, ra trường có thể làm những công việc gì?

Sau khi học ngành cơ khí xây dựng hệ cao đẳng, ra trường có thể làm những công việc gì?

Kỹ năng cần có sau khi học ngành cơ khí xây dựng hệ cao đẳng là gì?

Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục A Chương 9 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BLĐTBXH có quy định về kỹ năng cần thiết sau khi tốt nghiệp ngành cơ khí xây dựng hệ cao đẳng, cụ thể:

Kỹ năng
- Vẽ được các bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp đúng yêu cầu kỹ thuật trên phần mềm vẽ kỹ thuật và gia công được các chi tiết, cụm chi tiết theo đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ kiểm tra dụng cụ đo;
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ cắt cầm tay như: Đục, giũa các mặt phẳng, khoan lỗ, cắt ren bằng bàn ren, ta rô, cưa tay;
- Lập được quy trình công nghệ gia công chi tiết, cụm chi tiết .
- Sử dụng thành thạo một hoặc nhiều loại máy công cụ như: Máy phay, máy tiện, máy khoan, máy mài vạn năng và máy cắt CNC, máy hàn , máy cuốn tôn, thiết bị nâng chuyển;
- Gia công được các chi tiết máy định hình trên máy tiện vạn năng, máy phay vạn năng, máy mài, máy khoan , máy cắt đột liên hợp , máy uốn đa năng;
- Gia công, chế tạo và lắp dựng được các chi tiết ,cụm chi tiết kết cấu kim loại đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Lập được kế hoạch sản xuất và quản lý thực hiện kế hoạch, thực hiện quy trình 5S;
- Lập được qui trình và tổ chức thi công kết cấu kim loại, Đánh giá được tình trạng kỹ thuật và phát hiện kịp thời các biểu hiện bất thường của kết cấu;
- Phát hiện được sai hỏng, sửa chữa bảo dưỡng được các chi tiết, cụm chi tiết hệ thống công nghệ máy cơ bản đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo qui định ,ứng dụng được trong một số công việc chuyên môn của ngành nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản đạt bậc 2/6 trong khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam, ứng dụng được khả năng ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của nghề.

Như vậy, để có thể tạo cơ hội việc làm cũng như đảm nhiệm các vị trí việc làm khác trong ngành nghề cơ khí xây dựng thì người học cần trang bị cho mình các kỹ năng cần thiết và cơ bản sau khi tốt nghiệp.

Sau khi học ngành cơ khí xây dựng hệ cao đẳng, ra trường có thể làm những công việc gì?

Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Chương 9 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BLĐTBXH có quy định về kỹ năng cần thiết sau khi tốt nghiệp ngành cơ khí xây dựng hệ cao đẳng, cụ thể:

Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp trình độ Cao đẳng nghề Cơ khí xây dựng, sinh viên có năng lực đáp ứng được các yêu cầu tại các vị trí việc làm của nghề Cơ khí xây dựng bao gồm:
- Gia công chi tiết cụm chi tiết bằng dụng cụ cầm tay;
- Gia công chi tiết, cụm chi tiết cơ khí trên máy vạn năng;
- Gia công chi tiết ,cụm chi tiết trên máy cắt CNC;
- Chế tạo các chi tiết từ thép tấm và thép hình;
- Chế tạo các cấu kiện cơ khí từ thép tấm và thép định hình;
- Lắp dựng kết cấu kim loại trong xây dựng ;
- Kiểm soát chất lượng sản phẩm;
- Lập hồ sơ hoàn công.

Như vậy, sau khi người học ngành cơ khí xây dựng hệ cao đẳng đảm bảo được nặng lực đáp ứng các yêu cầu vị trí việc làm có thể đảm nhiệm được các vị trí nêu trên tại tại các phân xưởng, nhà máy, doanh nghiệp sản xuất, chế tạo thiết bị cơ khí, chi tiết máy,.... trong môi trường công nghiệp.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào