Sắp tới đây cán bộ, công chức, viên chức tiếp dân tại nhà riêng là vi phạm chuẩn mực giao tiếp?

Trong thời gian tới thì cán bộ, công chức, viên chức tiếp dân tại nhà riêng hay ngoài giờ làm việc không? Nếu có thì bị xử lý như thế nào? Câu hỏi của anh Tùng (Thái Bình).

Ai không được phép tiếp dân tại nhà riêng khi Nghị định ban hành Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ được thông qua?

Căn cứ vào Điều 1 Bộ quy tắc ứng xử ban hành kèm theo Dự thảo Nghị định ban hành Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ có nêu rõ về những đối tượng điều chỉnh khi Nghị định này được thông qua như sau:

Phạm vi, đối tượng điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về chuẩn mực đạo đức; chuẩn mực giao tiếp, ứng xử; kỷ luật, kỷ cương hành chính của cán bộ, công chức, viên chức.
2. Nghị định này áp dụng đối với các đối tượng:
a) Cán bộ trong các cơ quan nhà nước;
b) Công chức trong cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là công chức cấp xã).
c) Viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Như vậy, khi Nghị định ban hành Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ được thông qua cán bộ, công chức, viên chức phải tuân thủ theo các quy định về Quy tắc ứng xử trong đó có quy định về việc không được phép tiếp dân tại nhà riêng.

Sắp tới đây cán bộ, công chức, viên chức tiếp dân tại nhà riêng là vi phạm chuẩn mực giao tiếp?Dự thảo Nghị định ban hành Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ và việc tiếp dân tại nhà riêng

Mục đích của Dự thảo Nghị định ban hành Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ là gì?

Căn cứ vào Điều 2 Bộ quy tắc ứng xử ban hành kèm theo Dự thảo Nghị định ban hành Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ có nêu về mục đích như sau:

Mục đích
1. Cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, bảo đảm tính liên thông, thống nhất, đồng bộ của các quy định về đạo đức công vụ.
2. Bảo đảm kỷ luật, kỷ cương hành chính; nâng cao trách nhiệm và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình thực thi nhiệm vụ, công vụ.
3. Hình thành chuẩn mực đạo đức trong thực thi công vụ; làm cơ sở cho việc kiểm tra, giám sát, đánh giá, xếp loại, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.

Trong tờ trình, Bộ Nội vụ nêu rõ thời gian qua vẫn còn một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức bộc lộ sự yếu kém trong giao tiếp, ứng xử với người dân, tổ chức và đồng nghiệp.

Việc xử lý vi phạm về đạo đức công vụ, kỷ luật kỷ cương hành chính chưa mang tính răn đe, chưa thật sự nghiêm…

Do đó cần phải nghiên cứu, xây dựng và ban hành nghị định ban hành Bộ quy tắc đạo đức công vụ làm căn cứ để các bộ và địa phương thực hiện nghiêm túc, thống nhất trong cả nước.

Sắp tới đây cán bộ, công chức, viên chức tiếp dân tại nhà riêng là vi phạm chuẩn mực giao tiếp?

Căn cứ vào Điều 9 Bộ quy tắc ứng xử ban hành kèm theo Dự thảo Nghị định ban hành Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ có đề xuất về chuẩn mực giao tiếp, ứng xử như sau:

Giao tiếp với cá nhân, tổ chức
1. Tác phong, thái độ nghiêm túc, lịch sự, đúng mực; ngôn ngữ giao tiếp chuẩn mực rõ ràng, mạch lạc; không hạch sách, nhũng nhiễu, gây căng thẳng, bức xúc cho cá nhân, tổ chức.
2. Tôn trọng, lắng nghe, tận tình giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về quy trình, thủ tục; kịp thời giải quyết và thông báo kết quả giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức theo quy định pháp luật.
3. Chỉ được tiếp cá nhân, tổ chức tại cơ quan, đơn vị, không được hẹn gặp, tiếp công dân và tổ chức ngoài giờ làm việc, ngoài cơ quan hoặc tại nhà riêng.
4. Trong giao tiếp với cá nhân, tổ chức nước ngoài, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này, cán bộ, công chức, viên chức:
a) Thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan, đơn vị về giao tiếp, làm việc với cá nhân, tổ chức nước ngoài;
b) Tôn trọng phong tục, tập quán, văn hóa của người nước ngoài.

Bên cạnh đó, Điều 16 Bộ quy tắc ứng xử ban hành kèm Dự thảo Nghị định ban hành Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ cũng quy định về việc sử dụng thời gian làm việc của cán bộ công chức, viên chức như sau:

Sử dụng thời gian làm việc
1. Tuân thủ quy định và phát huy hiệu quả thời gian làm việc; không giải quyết việc riêng trong giờ làm việc; không quảng cáo thương mại, bán hàng, tiếp thị bán hàng dưới mọi hình thức tại nơi làm việc.
2. Không uống rượu, bia, đồ uống có cồn ngay trước, trong và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.

Như vậy, nếu Dự thảo Nghị định ban hành Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ được thông qua thì việc cán bộ công chức, viên chức tiếp dân tại nhà riêng là hành vi vi phạm chuẩn mực giao tiếp và sẽ bị xử lý theo Điều 17 Bộ quy tắc ứng xử ban hành kèm Dự thảo Nghị định ban hành Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ như sau:

Xử lý các hành vi vi phạm về đạo đức công vụ
Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm quy định Đạo đức công vụ, tùy theo tính chất, mức độ, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

Xem chi tiết dự thảo Nghị định ban hành Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ: Tại đây.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào