Sào cách điện dạng đặc dùng để làm việc khi có điện phải làm từ vật liệu gì?

Sào cách điện dạng đặc dùng để làm việc khi có điện phải làm từ vật liệu gì? Việc quản lý sào cách điện dạng đặc lưu thông trên thị trường được thực hiện như thế nào? Câu hỏi của anh K.P (Bình Thuận)

Sào cách điện dạng đặc dùng để làm việc khi có điện phải làm từ vật liệu gì?

Tại tiểu mục 2.6 Mục 2 QCVN 14:2013/BLĐTBXH có quy định như sau:

2. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
2.1. Sào cách điện dạng đặc được chế tạo với ba phần chính:
- Phần làm việc.
- Phần cách điện.
- Phần tay cầm.
2.2. Phần cách điện nằm giữa phần làm việc và tay cầm cần được chế tạo bằng các vật liệu cách điện có tính chất cách điện và tính cơ học cao.
2.3. Cấu trúc phần làm việc phải đảm bảo có thể gắn chắc với các thiết bị và phần cách điện khi thao tác.
2.4. Sào làm bằng ống cách điện phải đảm bảo không cho hơi ẩm và bụi lọt vào phía trong.
2.5. Cấu tạo và khối lượng của sào cách điện dạng đặc phải đảm bảo thuận lợi cho một người thao tác.
2.6. Vật liệu làm ống cách điện có chứa bọt hoặc sào cách điện dạng đặc phải làm từ vật liệu tổng hợp, có thể được tăng cường bằng sợi vô cơ hoặc sợi nhân tạo.
2.7. Bên trong ống cách điện có chứa bọt thì bọt đổ vào phải liên kết được với vách ống cách điện và cả bọt cũng như chất kết dính không được bị suy giảm trong các thử nghiệm, trừ các thử nghiệm phá hủy.
2.8. Đường kính ống cách điện có chứa bọt và sào cách điện dạng đặc đo được phải nằm trong giới hạn dung sai qui định tại Bảng 1, Mục 2- Đặc tính kỹ thuật của TCVN 5587: 2008 ống cách điện có chứa bọt và sào cách điện dạng đặc dùng để làm việc khi có điện.
2.9. Việc thử nghiệm điển hình; thử nghiệm thường xuyên; thử nghiệm lấy mẫu phải tuân thủ theo các quy định tại Mục 3- Thử nghiệm điển hình; Mục 4- Thử nghiệm thường xuyên và thử nghiệm lấy mẫu của TCVN 5587:2008.
2.10. Trong trường hợp TCVN 5587: 2008 ống cách điện có chứa bọt và sào cách điện dạng đặc dùng để làm việc khi có điện nói trên có sự sửa đổi, bổ sung thì thực hiện theo những quy định mới nhất.

Theo đó, vật liệu làm sào cách điện dạng đặc dùng để làm việc khi có điện phải làm từ vật liệu tổng hợp, có thể được tăng cường bằng sợi vô cơ hoặc sợi nhân tạo.

Sào cách điện dạng đặc dùng để làm việc khi có điện phải làm từ vật liệu gì?

Sào cách điện dạng đặc dùng để làm việc khi có điện phải làm từ vật liệu gì? (Hình từ Internet)

Việc quản lý sào cách điện dạng đặc lưu thông trên thị trường được thực hiện như thế nào?

Tại tiểu mục 3.3 Mục 3 QCVN 14:2013/BLĐTBXH có quy định như sau:

3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
...
3.3. Sào cách điện dạng đặc hoặc ống cách điện có chứa bọt lưu thông trên thị trường
3.3.1. Sào cách điện dạng đặc hoặc ống cách điện có chứa bọt dùng để làm việc khi có điện lưu thông trên thị trường phải gắn dấu hợp quy, ghi nhãn theo quy định tại Mục 5- Các điều khoản đặc biệt của TCVN 5587 : 2008.
3.3.2. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành việc kiểm tra chất lượng đối với sào cách diện dạng đặc hoặc ống cách điện có chứa bọt lưu thông trên thị trường như đối với các sản phẩm sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu.
...

Theo đó, việc quản lý sào cách điện dạng đặc lưu thông trên thị trường được thực hiện như sau:

- Sào cách điện dạng đặc dùng để làm việc khi có điện lưu thông trên thị trường phải gắn dấu hợp quy, ghi nhãn theo quy định tại Mục 5 - Các điều khoản đặc biệt của TCVN 5587 : 2008.

- Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành việc kiểm tra chất lượng đối với sào cách diện dạng đặc hoặc ống cách điện có chứa bọt lưu thông trên thị trường như đối với các sản phẩm sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu.

Việc quản lý sào cách điện dạng đặc trong quá trình sử dụng được thực hiện như thế nào?

Tại tiểu mục 3.4 Mục 3 QCVN 14:2013/BLĐTBXH có quy định như sau:

3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
...
3.4. Quản lý sào cách điện dạng đặc hoặc ống cách điện có chứa bọt trong quá trình sử dụng
3.4.1. Sào cách điện dạng đặc hoặc ống cách điện có chứa bọt phải được bảo quản trong môi trường khô ráo thoáng mát, cách xa vật phát nhiệt, không bị ảnh hưởng của các dung môi có hại và theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
3.4.2. Sử dụng sào cách điện dạng đặc hoặc ống cách điện có chứa bọt đúng mục đích, theo đúng chức năng và theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
3.4.3. Sào cách điện dạng đặc hoặc ống cách điện có chứa bọt phải được thử nghiệm thường xuyên ít nhất 01 lần trong 12 tháng. Việc thử nghiệm thường xuyên được thực hiện theo điều 11, Mục 4- Thử nghiệm thường xuyên và thử nghiệm lấy mẫu của TCVN 5587 : 2008.
Sau mỗi lần thử nghiệm thường xuyên phải có biên bản ghi lại kết quả thử nghiệm và dán tem trên sào cách điện dạng đặc hoặc ống cách điện có chứa bọt, trên đó ghi kết quả thử nghiệm đạt hay không đạt và thời hạn thử nghiệm tiếp theo. Việc dán tem do đơn vị thử nghiệm thực hiện.
Không sử dụng sào cách điện dạng đặc hoặc ống cách điện có chứa bọt nếu kết quả thử nghiệm không đạt yêu cầu.

Theo đó, việc quản lý sào cách điện dạng đặc trong quá trình sử dụng được thực hiện theo như quy định nêu trên.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào