Quyết định tăng lương cơ sở 2.34 triệu lên mức mới không chỉ phải phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước mà còn phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước, cụ thể ra sao?
- Quyết định tăng lương cơ sở 2.34 triệu lên mức mới không chỉ phải phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước mà còn phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước, cụ thể ra sao?
- Khi nào mới trình trung ương xem xét việc cải cách tiền lương?
- Nguyên nhân khách quan nào dẫn đến phải thực hiện cải cách tiền lương?
Quyết định tăng lương cơ sở 2.34 triệu lên mức mới không chỉ phải phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước mà còn phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước, cụ thể ra sao?
Tại Kết luận 83-KL/TW năm 2024 có nêu rõ việc triển khai thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đối với cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập nên cần rà soát, nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo, toàn diện; đồng thời, phải sửa đổi, bổ sung rất nhiều các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước để trình Trung ương xem xét, điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
Theo đó, Bộ Chính trị giao Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo Chính phủ thực hiện cải cách tiền lương khu vực công theo lộ trình, từng bước, hợp lý, thận trọng, khả thi, trong đó sẽ thực hiện điều chỉnh tăng mức lương cơ sở lên 30%, từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng kể từ ngày 01/7/2024.
Căn cứ Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy đinh như sau:
Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
3. Đối với các cơ quan, đơn vị đang được áp dụng các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở trung ương: Thực hiện bảo lưu phần chênh lệch giữa tiền lương và thu nhập tăng thêm tháng 6 năm 2024 của cán bộ, công chức, viên chức với tiền lương từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 sau khi sửa đổi hoặc bãi bỏ cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù. Trong thời gian chưa sửa đổi hoặc bãi bỏ các cơ chế này thì thực hiện mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 2.340.000 đồng/tháng theo cơ chế đặc thù từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm được hưởng tháng 6 năm 2024 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương ngạch, bậc khi nâng ngạch, nâng bậc). Trường hợp tính theo nguyên tắc trên, nếu mức tiền lương và thu nhập tăng thêm từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 theo cơ chế đặc thù thấp hơn mức tiền lương theo quy định chung thì thực hiện chế độ tiền lương theo quy định chung.
4. Chính phủ điều chỉnh mức lương cơ sở sau khi báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Theo đó, từ 1/7/2024, chính thức áp dụng mức lương cơ sở là 2,34 triệu đồng/tháng.
Chính phủ điều chỉnh mức lương cơ sở sau khi báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Như vậy, quyết định tăng lương cơ sở 2.34 triệu lên mức mới không chỉ phải phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước mà còn phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Lưu ý: Mới đây, Quốc hội quyết nghị chưa tăng tiền lương khu vực công trong năm 2025 tại khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 159/2024/QH15 dự toán ngân sách nhà nước năm 2025
Điều này đồng nghĩa với việc năm 2025, mức lương cơ sở 2.34 triệu vẫn được giữ nguyên theo mức hiện tại.
Theo Điều 4 Nghị quyết 159/2024/QH15, Quốc Hội giao Chính phủ chỉ đạo các Bộ, cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất việc tiếp tục điều chỉnh tăng tiền lương khu vực công trong trường hợp tình hình kinh tế - xã hội năm 2025 thuận lợi hơn và cân đối được nguồn, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
>> Chốt lương hưu tháng 1 năm 2025: chi tiết lịch chi trả và mức hưởng
>> Chốt lương hưu 2025 với mức tăng hơn 15% trên mức lương hưu của tháng 6/2024
>> Chính thức đợt tăng lương mới sắp tới cho giáo viên các cấp
Quyết định tăng lương cơ sở 2.34 triệu lên mức mới không chỉ phải phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước mà còn phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước, cụ thể ra sao? (Hình từ Internet)
Khi nào mới trình trung ương xem xét việc cải cách tiền lương?
Theo Kết luận 83-KL/TW năm 2024 việc triển khai thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đối với cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập nên cần rà soát, nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo, toàn diện; đồng thời, phải sửa đổi, bổ sung rất nhiều các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước để trình Trung ương xem xét, điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
Từ tình hình trên và căn cứ Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, Bộ Chính trị giao Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo Chính phủ thực hiện cải cách tiền lương khu vực công theo lộ trình, từng bước, hợp lý, thận trọng, khả thi, trong đó có thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng (tăng 30%) kể từ ngày 01/7/2024.
Từ 1/7/2024, chính thức áp dụng mức lương cơ sở là 2,34 triệu đồng/tháng (Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP)
Bộ Chính trị đã có yêu cầu đối với Ban Kinh tế Trung ương chủ trì sơ kết việc thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, trong đó phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và các ban, bộ, ngành có liên quan nghiên cứu đánh giá sự phù hợp, tính khả thi và đề xuất việc thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp để trình Trung ương xem xét sau năm 2026 khi Bộ Chính trị ban hành và triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị (Căn cứ tại tiểu mục 5.2 Mục 5 Kết luận 83-KL/TW năm 2024).
Theo Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 918/QĐ-TTg năm 2024, Bộ Nội vụ có nhiệm vụ phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu đánh giá, sơ kết Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cho phù hợp với thực tiễn để trình Trung ương xem xét, quyết định, thời gian hoàn thành trong năm 2026.
Nếu không có gì thay đổi và tình hình phù hợp thì sau năm 2026 sẽ trình Trung ương xem xét về đề xuất việc thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công.
Trường hợp được thông qua thì cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang sẽ được xây dựng 05 bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo trên tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Một trong những yếu tố xây dựng bảng lương mới là bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
Như vậy, đề xuất việc cải cách tiền lương, thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công để trình Trung ương xem xét sau năm 2026 khi Bộ Chính trị ban hành và triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị.
Nguyên nhân khách quan nào dẫn đến phải thực hiện cải cách tiền lương?
Tại Mục I Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có quy định như sau:
I- TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN
...
2. Bên cạnh kết quả đạt được, chính sách tiền lương vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Chính sách tiền lương trong khu vực công còn phức tạp, thiết kế hệ thống bảng lương chưa phù hợp với vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo; còn mang nặng tính bình quân, không bảo đảm được cuộc sống, chưa phát huy được nhân tài, chưa tạo được động lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của người lao động. Quy định mức lương cơ sở nhân với hệ số không thể hiện rõ giá trị thực của tiền lương. Có quá nhiều loại phụ cấp, nhiều khoản thu nhập ngoài lương do nhiều cơ quan, nhiều cấp quyết định bằng các văn bản quy định khác nhau làm phát sinh những bất hợp lý, không thể hiện rõ thứ bậc hành chính trong hoạt động công vụ. Chưa phát huy được quyền, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc đánh giá và trả lương, thưởng, gắn với năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả công tác của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
3. Những hạn chế, bất cập nêu trên có nguyên nhân khách quan từ nội lực nền kinh tế còn yếu, chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp; tích luỹ còn ít, nguồn lực nhà nước còn hạn chế... nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Việc thể chế hoá các chủ trương của Đảng về chính sách tiền lương còn chậm, chưa có nghiên cứu căn bản và toàn diện về chính sách tiền lương trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị còn cồng kềnh; chức năng, nhiệm vụ còn chồng chéo, hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa cao. Số đơn vị sự nghiệp công lập tăng nhanh, số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước còn quá lớn. Việc xác định vị trí việc làm còn chậm, chưa thực sự là cơ sở để xác định biên chế, tuyển dụng, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và trả lương. Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát, hệ thống thông tin thị trường lao động, tiền lương, năng lực thương lượng về tiền lương của người lao động trong ký kết hợp đồng lao động và vai trò của tổ chức công đoàn trong các thoả ước lao động tập thể còn hạn chế. Công tác hướng dẫn, tuyên truyền về chính sách tiền lương chưa tốt, dẫn đến việc xây dựng và thực hiện một số chính sách còn chưa tạo được đồng thuận cao.
Theo đó, việc thực hiện cải cách tiền lương có nguyên nhân khách quan từ nội lực nền kinh tế còn yếu, chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp; tích luỹ còn ít, nguồn lực nhà nước còn hạn chế...