Quy trình xét tặng danh hiệu Thẩm phán mẫu mực đối với Thẩm phán Tòa án quân sự các cấp được thực hiện thế nào?

Cho tôi hỏi thế nào là danh hiệu Thẩm phán mẫu mực? Quy trình xét tặng danh hiệu Thẩm phán mẫu mực đối với Thẩm phán Tòa án quân sự các cấp được thực hiện thế nào? Câu hỏi của anh Trọng (TP.HCM).

Quy trình xét tặng danh hiệu Thẩm phán mẫu mực đối với Thẩm phán Tòa án quân sự các cấp được thực hiện thế nào?

Theo khoản 1 Điều 9 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 10/QĐ-TANDTC-TĐKT năm 2020 quy định như sau:

Hội đồng Tư vấn
1. Tại Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án quân sự: Không thành lập Hội đồng Tư vấn.
...

Như vậy, tại Tòa án quân sự các cấp không thành lập Hội đồng Tư vấn.

Theo Điều 12 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 10/QĐ-TANDTC-TĐKT năm 2020 quy định như sau:

Quy trình xét tặng danh hiệu “Thẩm phán”
1. Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cùng cấp:
a) Phổ biến, hướng dẫn thực hiện việc đề nghị xét tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán”;
b) Căn cứ các quy định của Quy chế, lập hồ sơ đề xuất Hội đồng Tư vấn sơ tuyển và thẩm định danh sách các Thẩm phán đủ tiêu chuẩn, điều kiện được xét tặng danh hiệu “Thẩm phán”.
2. Hội đồng Tư vấn tổ chức phiên họp toàn thể để thực hiện các nội dung sau:
a) Nhận xét, đánh giá, thống nhất với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cùng cấp danh sách các Thẩm phán đủ tiêu chuẩn, điều kiện đề nghị xét, tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán” theo quy định tại các Điều 4, 5, 6 và 7 của Quy chế này.
b) Thông báo công khai tại cơ quan, đơn vị danh sách những Thẩm phán được đề nghị xét, tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán”. Sau 7 ngày kể từ khi thông báo, nếu không có ý kiến khiếu nại thì Hội đồng Tư Vấn và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cùng cấp thống nhất hồ sơ và danh sách chính thức đề nghị Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân (qua Vụ Thi đua - Khen thưởng) xem xét, thẩm định.
3. Vụ Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân tối cao chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức - Cán bộ, Ban Thanh tra Tòa án nhân dân tối cao thẩm định hồ sơ đề nghị của Hội đồng Tư vấn; tổng hợp, thông báo công khai trên Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao danh sách các Thẩm phán được đề nghị xét tặng danh hiệu “Thẩm phán”.
4. Sau 7 ngày kể từ khi thông báo, nếu không có ý kiến khiếu nại, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân sẽ tổ chức phiên họp xem xét, đánh giá đối với từng Thẩm phán và thông qua danh sách các Thẩm phán đủ tiêu chuẩn, điều kiện được đề nghị xét tặng danh hiệu “Thẩm phán” trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định tặng thưởng.

Như vậy, việc xét tặng danh hiệu Thẩm phán giỏi đối với Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được thực hiện theo quy trình nêu trên.

Quy trình xét tặng danh hiệu Thẩm phán mẫu mực đối với Thẩm phán Tòa án quân sự các cấp được thực hiện thế nào?

Quy trình xét tặng danh hiệu Thẩm phán mẫu mực đối với Thẩm phán Tòa án quân sự các cấp được thực hiện thế nào? (Hình từ Internet)

Thế nào là danh hiệu Thẩm phán mẫu mực?

Tại khoản 3 Điều 2 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 10/QĐ-TANDTC-TĐKT năm 2020 có quy định

Danh hiệu “Thẩm phán”
Là danh hiệu vinh dự của Tòa án nhân dân, được tặng cho các Thẩm phán có những đóng góp đặc biệt xuất sắc vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của Tòa án nhân dân:
1. Danh hiệu “Thẩm phán giỏi” được tặng cho các Thẩm phán có bản lĩnh chính trị vững vàng; phẩm chất đạo đức tốt; giỏi về nghiệp vụ; tiêu biểu trong rèn luyện, thực hiện chức trách nhiệm vụ, được công nhận thông qua quy trình xét tặng theo quy định của Quy chế này.
2. Danh hiệu “Thẩm phán tiêu biểu” được tặng cho các Thẩm phán xuất sắc trong số các Thẩm phán đạt danh hiệu “Thẩm phán giỏi” hoặc được đặc cách xét thông qua quy trình xét tặng theo quy định của Quy chế này.
3. Danh hiệu “Thẩm phán mẫu mực” được tặng cho các Thẩm phán đặc biệt xuất sắc trong số các Thẩm phán đạt danh hiệu “Thẩm phán giỏi”, “Thẩm phán tiêu biểu” hoặc được đặc cách xét thông qua quy trình xét tặng theo quy định của Quy chế này.

Như vậy, danh hiệu Thẩm phán mẫu mực được tặng cho các Thẩm phán đặc biệt xuất sắc trong số các Thẩm phán đạt danh hiệu “Thẩm phán giỏi”, “Thẩm phán tiêu biểu” hoặc được đặc cách xét thông qua quy trình xét tặng theo quy định của Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 10/QĐ-TANDTC-TĐKT năm 2020.

Việc xét tặng danh hiệu Thẩm phán mẫu mực phải tuân theo nguyên tắc nào?

Tại Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 10/QĐ-TANDTC-TĐKT năm 2020 có quy định:

Nguyên tắc xét tặng danh hiệu “Thẩm phán”
1. Bảo đảm công khai, dân chủ, đúng (pháp luật, tiêu chuẩn, đối tượng và thực chất thành tích).
2. Bảo đảm đoàn kết nội bộ, vì sự phát triển của mỗi cá nhân, tập thể và của Tòa án nhân dân.
3. Bảo đảm thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng; kết hợp chặt chẽ giữa động viên tinh thần với khuyến khích vật chất và chính sách, chế độ ưu đãi.

Như vậy, việc xét tặng danh hiệu Thẩm phán mẫu mực phải tuân theo 03 nguyên tắc sau đây:

- Bảo đảm công khai, dân chủ, đúng (pháp luật, tiêu chuẩn, đối tượng và thực chất thành tích).

- Bảo đảm đoàn kết nội bộ, vì sự phát triển của mỗi cá nhân, tập thể và của Tòa án nhân dân.

- Bảo đảm thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng; kết hợp chặt chẽ giữa động viên tinh thần với khuyến khích vật chất và chính sách, chế độ ưu đãi.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào