Quy trình thử nghiệm bộ giảm chấn của thang máy theo TCVN 6396-50:2017 (EN 81-50:2014)?
Khi thử nghiệm mẫu bộ giảm chấn theo TCVN 6396-50:2017 (EN 81-50:2014) cần đảm bảo yêu cầu chung như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5.5.1 Mục 5 TCVN 6396-50:2017 (EN 81-50:2014) có nêu như sau:
5.5 Thử nghiệm mẫu bộ giảm chấn
5.5.1 Yêu cầu chung
Bên yêu cầu thử nghiệm cần nêu rõ phạm vi sử dụng, ví dụ tốc độ va chạm lớn nhất, khối lượng nhỏ nhất và lớn nhất. Các tài liệu sau được gửi cùng với hồ sơ yêu cầu thử nghiệm:
a) Bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp ráp chỉ rõ kết cấu, nguyên lý hoạt động, vật liệu sử dụng, kích thước và dung sai của các bộ phận.
Đối với giảm chấn thủy lực, cần cung cấp thêm hàm số thể hiện quan hệ giữa sức ép chất lỏng (khe hở van thủy lực) và hành trình của giảm chấn;
b) Thông số của chất lỏng được sử dụng;
c) Thông tin về điều kiện môi trường hoạt động (nhiệt độ, độ ẩm, bụi,...) và tuổi thọ sản phẩm (lão hóa, các tiêu chuẩn loại bỏ).
...
Như vậy, việc thử nghiệm mẫu bộ giảm chấn theo TCVN 6396-50:2017 (EN 81-50:2014) phải đảm bảo các yêu cầu chung như trên.
Quy trình thử nghiệm bộ giảm chấn của thang máy theo TCVN 6396-50:2017? (Hình từ Internet)
Quy trình thử nghiệm bộ giảm chấn của thang máy theo TCVN 6396-50:2017?
Căn cứ theo tiểu mục 5.5.3 Mục 5 TCVN 6396-50:2017 (EN 81-50:2014) về bộ giảm chấn như sau:
5.5.3 Thử nghiệm
5.5.3.1 Giảm chấn tiêu tán năng lượng
5.5.3.1.1 Quy trình thử nghiệm
Bộ giảm chấn được thử nghiệm với sự trợ giúp của các vật nặng, tương ứng với giá trị nhỏ nhất và lớn nhất, rơi tự do để đạt tốc độ lớn nhất theo yêu cầu khi chạm vào giảm chấn.
Tốc độ được ghi lại ít nhất từ thời điểm vật nặng tác động vào giảm chấn. Gia tốc và gia tốc hãm được xác định như hàm số của thời gian trong suốt quá trình rơi của vật nặng.
5.5.3.1.2 Các thiết bị sử dụng
5.5.3.1.2.1 Vật nặng rơi tự do
Vật nặng phải có dung sai tương ứng với 5.1.2.6, cho khối lượng nhỏ nhất và lớn nhất. Vật nặng này phải được dẫn hướng theo phương thẳng đứng với độ ma sát nhỏ nhất có thể được.
5.5.3.1.2.2 Thiết bị ghi nhận kết quả
Thiết bị ghi nhận kết quả phải có khả năng phát hiện tín hiệu với dung sai đáp ứng theo 5.1.2.6. Mạch đo, bao gồm cả thiết bị ghi nhận các giá trị phụ thuộc vào thông số thời gian, phải được thiết kế với tần số ít nhất là 1000 Hz.
5.5.3.1.2.3 Đo tốc độ
Tốc độ phải được ghi lại ít nhất từ thời điểm vật nặng tiếp xúc với giảm chấn hoặc trong suốt hành trình rơi của vật nặng với dung sai theo 5.1.2.6.
5.5.3.1.2.4 Đo gia tốc hãm
Nếu có thiết bị đo gia tốc hãm (xem 5.5.3.1.1) thì nó phải được lắp đặt càng gần trục giảm chấn càng tốt, và phải có khả năng đo với dung sai theo 5.1.2.6.
5.5.3.1.2.5 Đo thời gian
Xung thời gian có độ rộng 0,01 s phải được ghi nhận và đo với dung sai theo 5.1.2.6.
5.5.3.1.3 Nhiệt độ môi trường
Nhiệt độ môi trường phải nằm trong khoảng từ + 15 °C đến + 25 °C.
Nhiệt độ chất lỏng trong giảm chấn phải đo được với dung sai theo 5.1.2.6.
5.5.3.1.4 Lắp đặt bộ giảm chấn
Giảm chấn phải được đặt đúng vị trí và cố định như khi sử dụng thực tế.
5.5.3.1.5 Nạp chất lỏng cho bộ giảm chấn
Chất lỏng được nạp vào bộ giảm chấn đến vạch đã đánh dấu theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.
5.5.3.1.6 Kiểm tra
5.5.3.1.6.1 Kiểm tra gia tốc hãm
Độ cao rơi tự do của vật nặng phải được lựa chọn sao cho tốc độ khi vật nặng tác động vào bộ giảm chấn tương ứng với tốc độ tác động tối đa được quy định trong ứng dụng.
Gia tốc hãm phải tuân theo những yêu cầu quy định ở các tiêu chuẩn yêu cầu sử dụng thiết bị này (ví dụ TCVN 6396-20 (EN 81-20), 5.8.2.2.3).
Khoảng di chuyển cuối hành trình của bộ giảm chấn để tính toán giá trị trung bình của gia tốc hãm có thể được bỏ qua nếu gia tốc hãm nhỏ hơn 0,5 m/s2.
Lần thử đầu tiên được tiến hành với khối lượng lớn nhất và gia tốc hãm được kiểm tra.
Lần thử thứ hai được tiến hành với khối lượng nhỏ nhất và gia tốc hãm được kiểm tra.
5.5.3.1.6.2 Kiểm tra khả năng phục hồi về vị trí bình thường của bộ giảm chấn
Sau mỗi lần thử, giảm chấn được giữ ở vị trí nén hết mức trong vòng 5 min. Giảm chấn sau đó được giải phóng để hồi phục về vị trí vươn dài ban đầu.
Nếu giảm chấn thuộc loại có lò xo hoặc loại tự hồi phục nhờ trọng lực, thời gian hồi phục hoàn toàn về trạng thái ban đầu chỉ được tối đa là 120 s.
Trước khi tiến hành lần thử gia tốc hãm khác cần phải đợi ít nhất 30 min để chất lỏng quay lại thùng chứa và bọt khí được giải phóng hết.
5.5.3.1.6.3 Kiểm tra tổn thất chất lỏng
Mức chất lỏng phải được kiểm tra sau khi thực hiện hai lần thử nghiệm gia tốc hãm theo yêu cầu ở 5.5.3.1.6.1, và sau khoảng thời gian 30 min mức chất lỏng phải đủ để đảm bảo bộ giảm chấn hoạt động bình thường.
5.5.3.1.6.4 Kiểm tra tình trạng bộ giảm chấn sau quá trình thử nghiệm
Sau khi thực hiện hai lần thử nghiệm gia tốc hãm theo yêu cầu 5.5.3.1.6.1, phải không có bộ phận nào của bộ giảm chấn bị biến dạng dư và hư hỏng, nhằm đảm bảo cho bộ giảm chấn hoạt động bình thường.
...
Như vậy, khi thử nghiệm bộ giảm chấn của thang máy thì cần đáp ứng quy trình thử nghiệm như sau:
- Bộ giảm chấn được thử nghiệm với sự trợ giúp của các vật nặng, tương ứng với giá trị nhỏ nhất và lớn nhất, rơi tự do để đạt tốc độ lớn nhất theo yêu cầu khi chạm vào giảm chấn.
- Tốc độ được ghi lại ít nhất từ thời điểm vật nặng tác động vào giảm chấn. Gia tốc và gia tốc hãm được xác định như hàm số của thời gian trong suốt quá trình rơi của vật nặng.
Mẫu Giấy chứng nhận thử nghiệm mẫu theo TCVN 6396-50:2017 (EN 81-50:2014)?
Mẫu Giấy chứng nhận thử nghiệm mẫu được quy định tại Phục lục A theo TCVN 6396-50:2017 (EN 81-50:2014) như sau:
Phụ lục A
(quy định)
Giấy chứng nhận thử nghiệm mẫu
Giấy chứng nhận thử nghiệm mẫu phải bao gồm các nội dung sau.
GIẤY CHỨNG NHẬN THỬ NGHIỆM MẪU
Tên đơn vị thử nghiệm...........................................................................................................
Mẫu thử nghiệm số................................................................................................................
1 Loại mẫu và nhãn hiệu.........................................................................................................
2 Tên và địa chỉ nhà sản xuất..................................................................................................
.............................................................................................................................................
3 Tên và địa chỉ của cơ sở sở hữu chứng nhận.......................................................................
4 Ngày nộp hồ sơ xin thử nghiệm............................................................................................
5 Chứng nhận được cấp trên cơ sở các yêu cầu sau...............................................................
.............................................................................................................................................
6 Đơn vị thử nghiệm...............................................................................................................
7 Ngày và số hiệu báo cáo thử nghiệm....................................................................................
8 Ngày tiến hành thử nghiệm..................................................................................................
9 Các tài liệu mang số hiệu thử nghiệm như ở trên, được đính kèm theo giấy chứng nhận này...
.............................................................................................................................................
10 Thông tin khác...................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Địa điểm ……………………………………….(Ngày)..................................................................
Tên và chức vụ người ký giấy chứng nhận..............................................................................
(Chữ ký)................................................................................................................................
Tải Giấy chứng nhận thử nghiệm mẫu: Tại đây.