Quy trình kiểm điểm đảng viên cuối năm thực hiện như nào? Đảng viên không là CCVC phải làm bản kiểm điểm khi nào?
Quy trình kiểm điểm đảng viên cuối năm thực hiện như nào?
Xem thêm:
>> Cách viết báo cáo kiểm điểm tập thể lãnh đạo quản lý UBND huyện
>> Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm của Tổng phụ trách
Xem thêm:
>> Chi tiết cách viết bản tự kiểm điểm đảng viên cuối năm dành cho giáo viên mầm non
>> Cách viết mẫu bản kiểm điểm cá nhân đảng viên 2024 dành cho đảng viên nghỉ hưu
Xem thêm nội dung khác
>> Toàn bộ bảng lương mới của CBCCVC năm 2025 ra sao khi chưa thể tăng lương theo Nghị quyết 159?
Căn cứ tại Điều 7 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 về kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị do Ban Chấp hành Trung ương ban hành quy định cách thức kiểm điểm như sau:
Cách thức kiểm điểm
1. Chuẩn bị kiểm điểm
1.1. Người đứng đầu trực tiếp chỉ đạo chuẩn bị báo cáo kiểm điểm tập thể và lấy ý kiến tham gia, góp ý của các tập thể, cá nhân có liên quan.
1.2. Cá nhân chuẩn bị bản tự kiểm điểm theo nội dung quy định.
1.3. Cấp trên gợi ý kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân theo phân cấp quản lý khi cần thiết.
2. Nơi kiểm điểm
2.1. Cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý ở cấp nào thì thực hiện kiểm điểm tự phê bình và phê bình ở cấp đó.
2.2. Đảng viên kiểm điểm ở chi bộ nơi sinh hoạt.
2.3. Cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ bản thực hiện kiểm điểm ở 2 nơi (ở chi bộ nơi sinh hoạt và tập thể lãnh đạo, quản lý nơi làm việc); đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên tại chi bộ, đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức ở nơi giữ chức vụ cao nhất. Đối với những cán bộ giữ nhiều chức vụ lãnh đạo, quản lý ngoài kiểm điểm ở 2 nơi trên còn phải kiểm điểm thêm ở nơi khác theo quy định.
3. Trình tự kiểm điểm
3.1. Đối với kiểm điểm tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý: Kiểm điểm tập thể trước, cá nhân sau; người đứng đầu trước, cấp phó và các thành viên sau; tập thể lãnh đạo, quản lý của chính quyền, chuyên môn, đoàn thể trước, cấp ủy, tổ chức đảng sau.
3.2. Đối với đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Kiểm điểm ở chi bộ trước, ở tập thể lãnh đạo, quản lý sau.
Theo đó, quy trình kiểm điểm đảng viên cuối năm cơ bản sẽ thực hiện các bước sau đây:
1. Chuẩn bị kiểm điểm
- Người đứng đầu trực tiếp chỉ đạo chuẩn bị báo cáo kiểm điểm tập thể và lấy ý kiến tham gia, góp ý của các tập thể, cá nhân có liên quan.
- Cá nhân chuẩn bị bản tự kiểm điểm theo nội dung quy định.
- Cấp trên gợi ý kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân theo phân cấp quản lý khi cần thiết.
2. Nơi kiểm điểm
- Cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý ở cấp nào thì thực hiện kiểm điểm tự phê bình và phê bình ở cấp đó.
- Đảng viên kiểm điểm ở chi bộ nơi sinh hoạt.
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ bản thực hiện kiểm điểm ở 2 nơi (ở chi bộ nơi sinh hoạt và tập thể lãnh đạo, quản lý nơi làm việc); đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên tại chi bộ, đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức ở nơi giữ chức vụ cao nhất. Đối với những cán bộ giữ nhiều chức vụ lãnh đạo, quản lý ngoài kiểm điểm ở 2 nơi trên còn phải kiểm điểm thêm ở nơi khác theo quy định.
3. Trình tự kiểm điểm
- Đối với kiểm điểm tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý: Kiểm điểm tập thể trước, cá nhân sau; người đứng đầu trước, cấp phó và các thành viên sau; tập thể lãnh đạo, quản lý của chính quyền, chuyên môn, đoàn thể trước, cấp ủy, tổ chức đảng sau.
- Đối với đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Kiểm điểm ở chi bộ trước, ở tập thể lãnh đạo, quản lý sau.
Quy trình kiểm điểm đảng viên cuối năm thực hiện như nào? Đảng viên không là CCVC phải làm bản kiểm điểm khi nào? (Hình từ Internet)
Đảng viên không là CCVC phải làm bản kiểm điểm khi nào?
Căn cứ Điều 5 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 quy định về các đối tượng kiểm điểm trong đảng viên như sau:
Đối tượng kiểm điểm
1. Tập thể
1.1. Các cấp ủy, tổ chức đảng:
a) Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng.
b) Ban thường vụ đảng ủy trực thuộc Trung ương; ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện; ban thường vụ đảng ủy cấp trên cơ sở các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước ở Trung ương và địa phương (bao gồm cả ban thường vụ cấp ủy cơ sở được giao quyền hoặc thí điểm giao quyền cấp trên cơ sở) và ban thường vụ cấp ủy ở cơ sở (nơi không có ban thường vụ thì kiểm điểm ban chấp hành).
c) Đảng đoàn, ban cán sự đảng ở Trung ương và địa phương.
1.2. Tập thể lãnh đạo, quản lý:
a) Tập thể lãnh đạo, quản lý các cơ quan tham mưu giúp việc của Đảng ở Trung ương và địa phương; tập thể lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội; Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
b) Tập thể thường trực Hội đồng Dân tộc, thường trực các Ủy ban của Quốc hội, tập thể lãnh đạo các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
c) Tập thể lãnh đạo, quản lý các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các đơn vị trực thuộc; tập thể lãnh đạo, quản lý ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp cơ sở, các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước (do cấp ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương hướng dẫn theo thẩm quyền).
2. Cá nhân
2.1. Đảng viên trong toàn Đảng (trừ đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng; đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng; đảng viên mới kết nạp chưa đủ 6 tháng).
2.2. Cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
Theo đó, Đảng viên trong toàn Đảng phải thực hiện kiểm điểm, tuy nhiên các đối tượng công chức viên chức đang là đảng viên không cần phải làm kiểm điểm nếu thuộc các trường hợp sau đây:
- Đảng viên được miễn công tác và được miễn sinh hoạt Đảng.
- Đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt Đảng.
- Đảng viên mới kết nạp chưa đủ 06 tháng.
Công chức viên chức là Đảng viên có phải kiểm điểm lại khi chưa đảm bảo nội dung yêu cầu hay không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 8 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 quy định như sau:
Trách nhiệm, thẩm quyền trong kiểm điểm
...
2. Đối với cá nhân
2.1. Phát huy tinh thần tự phê bình và phê bình, nêu cao trách nhiệm, sự gương mẫu trong kiểm điểm.
2.2. Kiểm điểm trung thực, thẳng thắn, khách quan, thực chất các nội dung theo quy định.
3. Cấp ủy cấp trên trực tiếp có trách nhiệm chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, thẩm định kết quả kiểm điểm của cấp dưới theo phân cấp quản lý cán bộ; kịp thời gợi ý kiểm điểm đối với tổ chức, cá nhân có liên quan; yêu cầu cấp dưới kiểm điểm lại khi chưa bảo đảm nội dung yêu cầu theo quy định.
Theo đó, cấp ủy cấp trên trực tiếp có trách nhiệm chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, thẩm định kết quả kiểm điểm của cấp dưới theo phân cấp quản lý cán bộ; kịp thời gợi ý kiểm điểm đối với tổ chức, cá nhân có liên quan; yêu cầu cấp dưới kiểm điểm lại khi chưa bảo đảm nội dung yêu cầu theo quy định.
Như vậy, viên chức là Đảng viên phải kiểm điểm lại khi chưa đảm bảo nội dung yêu cầu theo sự chỉ đạo của cấp ủy cấp trên trực tiếp.