Quy trình bổ nhiệm Thủ trưởng Cơ quan điều tra của VKSND tối cao đối với nguồn nhân sự từ nơi khác như thế nào?
Quy trình bổ nhiệm Thủ trưởng Cơ quan điều tra của VKSND tối cao đối với nguồn nhân sự từ nơi khác như thế nào?
Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 01/2024/TT-VKSNDTC quy định:
Trình tự, thủ tục bổ nhiệm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đối với nguồn nhân sự từ nơi khác
Trình tự bổ nhiệm chức vụ đối với nguồn nhân sự từ nơi khác được thực hiện như sau:
Sau khi có chủ trương của Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Vụ Tổ chức cán bộ làm thủ tục (thông báo) giới thiệu nhân sự và tiến hành các công việc sau:
- Bước 1: Trao đổi, lấy ý kiến của Ban thường vụ Đảng ủy và tập thể lãnh đạo Cơ quan điều tra về chủ trương điều động, tiếp nhận, bổ nhiệm.
- Bước 2: (1) Trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo và cấp ủy nơi nhân sự đang công tác về chủ trương điều động, tiếp nhận và bổ nhiệm (nhân sự được giới thiệu phải đạt số phiếu trên 50% so với tổng số người được triệu tập; trường hợp số phiếu đạt tỷ lệ 50% (không quá bán) thì do người đứng đầu xem xét, quyết định); lấy đánh giá, nhận xét của địa phương, cơ quan, đơn vị và hồ sơ nhân sự theo quy định. (2) Gặp nhân sự để trao đổi về yêu cầu nhiệm vụ công tác.
- Bước 3: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định về nhân sự và lập tờ trình báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Trường hợp nhân sự bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện và đáp ứng yêu cầu điều động nhưng địa phương, cơ quan, đơn vị (nơi nhân sự công tác hoặc nơi tiếp nhận nhân sự) hoặc nhân sự có ý kiến khác nhau, chưa thống nhất thì đơn vị tham mưu về tổ chức, cán bộ tổng hợp, báo cáo đầy đủ các ý kiến và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo thẩm quyền.
Như vậy, sau khi có chủ trương của Ban cán sự đảng VKSND tối cao, Vụ Tổ chức cán bộ sẽ làm thủ tục (thông báo) giới thiệu nhân sự và tiến hành theo 03 bước như sau:
Bước 01: Trao đổi, lấy ý kiến của Ban thường vụ Đảng ủy và tập thể lãnh đạo của Cơ quan điều tra về chủ trương điều động, tiếp nhận, bổ nhiệm.
Bước 02:
- Trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo và cấp ủy nơi nhân sự đang công tác về chủ trương điều động, tiếp nhận và bổ nhiệm.
Tại đây, nhân sự được giới thiệu cần có số phiếu trên 50% so với số người được triệu tập. Trường hợp chỉ đạt 50% thì sẽ do người đứng đầu xem xét và ra quyết định. Lấy đánh giá, nhận xét của địa phương, cơ quan, đơn vị và hồ sơ nhân sự theo quy định.
- Gặp nhân sự để trao đổi về yêu cầu nhiệm vụ công tác.
Bước 03: Chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan để thẩm định về nhân sự và lập tờ trình báo cáo cấp có thẩm quyền.
Trường hợp đáp ứng được đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện và yêu cầu điều động nhưng địa phương, cơ quan, đơn vị hoặc nhân sự có ý kiến khác nhau, chưa thống nhất thì đơn vị tham mưu về tổ chức, cán bộ tổng hợp và báo cáo đầy đủ các ý kiến và trình cấp có thẩm quyền xem xét và ra quyết định.
Quy trình bổ nhiệm Thủ trưởng Cơ quan điều tra của VKSND tối cao đối với nguồn nhân sự từ nơi khác như thế nào?
Tiêu chuẩn, điều kiện được bổ nhiệm Thủ trưởng Cơ quan điều tra của VKSND tối cao là gì?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 01/2024/TT-VKSNDTC, những tiêu chuẩn, điều kiện cần phải đáp ứng để được bổ nhiệm làm Thủ trưởng Cơ quan điều tra của VKSND tối cao bao gồm:
- Là điều tra viên cao cấp. Trường hợp đặc biệt sẽ do cấp có thẩm quyền xem xét và ra quyết định.
- Trường hợp là nguồn nhân sự tại chỗ: Phải được quy hoạch chức vụ bổ nhiệm.
- Trường hợp là nguồn nhân sự từ nơi khác: Phải được quy hoạch chức vụ tương đương.
- Về độ tuổi:
+ Trường hợp được đề nghị bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý lần đầu hoặc đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý cao hơn: Phải đủ tuổi để công tác trọn thời hạn bổ nhiệm. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
+ Trường hợp được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ: Không tính tuổi bổ nhiệm như đã nêu trên.
+ Tuổi bổ nhiệm chức vụ Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương được thực hiện theo quy định của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân và quy định của Bộ Quốc phòng.
- Về sức khỏe: Có đủ sức khỏe để hoàn thành chức trách và nhiệm vụ được giao.
Bên cạnh đó, người được bổ nhiệm còn không được thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ; không đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật của Đảng và của pháp luật.
Ngoài ra, tại đây cũng nêu rõ trường hợp bị kỷ luật trong thời gian giữ chức vụ thì không bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn trong thời hạn theo quy định của Đảng và pháp luật.
Thời hạn giữ chức vụ Thủ trưởng cho mỗi lần bổ nhiệm là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 01/2024/TT-VKSTC quy định:
Thời hạn bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh
1. Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cho mỗi lần bổ nhiệm là 05 năm.
2. Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không được quá hai nhiệm kỳ liên tiếp tại một đơn vị được thực hiện theo quy định của Đảng và pháp luật.
3. Thời hạn giữ chức danh Điều tra viên khi được bổ nhiệm lần đầu là 05 năm, trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc nâng ngạch là 10 năm hoặc cho đến khi nghỉ hưu nếu thời hạn còn lại không đủ 10 năm.
Như vậy, chiếu theo quy định trên, thời hạn giữ chức vụ Thủ trưởng cho mỗi lần bổ nhiệm là 05 năm và không được giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp tại một đơn vị được thực hiện theo quy định của Đảng và pháp luật.