Quy định thời gian nghỉ giữa 2 ca làm việc mới nhất là trong bao lâu?

Theo quy định hiện hành thì thời gian nghỉ giữa 2 ca làm việc là trong bao lâu?

Quy định thời gian nghỉ giữa 2 ca làm việc mới nhất 2024 là trong bao lâu?

Căn cứ theo Điều 109 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:

Nghỉ trong giờ làm việc
1. Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều 105 của Bộ luật này từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.
Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.
2. Ngoài thời gian nghỉ quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao và ghi vào nội quy lao động

Như vậy, người lao động được đảm bảo về thời gian nghỉ giữa ca như sau nếu làm việc theo thời giờ làm việc bình thường từ 06 giờ trở lên trong một ngày:

- Ít nhất 30 phút liên tục nếu làm việc ban ngày

- Ít nhất 45 phút liên tục nếu làm việc ban đêm

Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.

Ngoài thời gian nghỉ nêu trên, người sử dụng lao động bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao và ghi vào nội quy lao động.

Riêng đối với các công việc có tính chất đặc biệt trong các lĩnh vực, công việc sau đây thì các Bộ, ngành quản lý quy định cụ thể thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi sau khi thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và phải tuân thủ quy định tại Điều 109 Bộ luật Lao động 2019 nêu trên:

- Lĩnh vực vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không;

- Lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển; làm việc trên biển;

- Lĩnh vực trong lĩnh vực nghệ thuật; sử dụng kỹ thuật bức xạ và hạt nhân;

- Lĩnh vực ứng dụng kỹ thuật sóng cao tần; tin học, công nghệ tin học;

- Lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến;

- Lĩnh vực thiết kế công nghiệp;

- Công việc của thợ lặn;

- Công việc trong hầm lò;

- Công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng;

- Công việc phải thường trực 24/24 giờ;

- Các công việc có tính chất đặc biệt khác do Chính phủ quy định.

Quy định thời gian nghỉ giữa 2 ca làm việc mới nhất 2024 là trong bao lâu?

Quy định thời gian nghỉ giữa 2 ca làm việc mới nhất là trong bao lâu?

Làm việc theo ca được tổ chức như thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 63 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định về ca làm việc và việc tổ chức ca làm như sau:

Ca làm việc và tổ chức làm việc theo ca
1. Ca làm việc là khoảng thời gian làm việc của người lao động từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ cho đến khi kết thúc và bàn giao nhiệm vụ cho người khác, bao gồm cả thời gian làm việc và thời gian nghỉ giữa giờ.
2. Tổ chức làm việc theo ca là việc bố trí ít nhất 02 người hoặc 02 nhóm người thay phiên nhau làm việc trên cùng một vị trí làm việc, tính trong thời gian 01 ngày (24 giờ liên tục).
3. Trường hợp làm việc theo ca liên tục để được tính nghỉ giữa giờ vào giờ làm việc quy định tại khoản 1 Điều 109 của Bộ luật Lao động là trường hợp tổ chức làm việc theo ca quy định tại khoản 2 Điều này khi ca làm việc đó có đủ các điều kiện sau:
a) Người lao động làm việc trong ca từ 06 giờ trở lên;
b) Thời gian chuyển tiếp giữa hai ca làm việc liền kề không quá 45 phút.

Như vậy, tổ chức làm việc theo ca là việc bố trí ít nhất 02 người hoặc 02 nhóm người thay phiên nhau làm việc trên cùng một vị trí làm việc, tính trong thời gian 01 ngày (24 giờ liên tục).

Công ty có được phép kéo dài ca làm việc hơn so với quy định không?

Căn cứ Điều 105 Bộ luật Lao động 2019, thời gian làm việc của người lao động được xác định như sau:

Thời giờ làm việc bình thường
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.

Từ quy định trên có thể thấy rõ thời gian làm việc bình thường của người lao động là không quá 8 giờ/ngày hoặc 10 giờ/ngày nhưng không được quá 48 giờ/tuần.

Như vậy, công ty không được phép kéo dài ca làm việc của người lao động quá 10 giờ/ngày, trường hợp quá giờ được xem là làm thêm giờ.

Tuy nhiên, muốn sử dụng người lao động làm thêm giờ thì công ty cần phải đáp ứng được điều kiện tại khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Làm thêm giờ
...
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
a) Phải được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
...

Như vậy, được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi người sử dụng lao động đáp ứng được 03 điều kiện sau đây:

- Phải được sự đồng ý của người lao động;

- Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày;

Trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;

- Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp được pháp luật cho phép.

Tuy nhiên, người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây:

- Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào