Quân hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay được quy định như thế nào?
Quân hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 82/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2024/NĐ-CP quy định:
Quân hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam
1. Quân hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam hình tròn, ở giữa có ngôi sao năm cánh nổi mầu vàng, xung quanh có hai bông lúa mầu vàng đặt trên nền đỏ tươi, phía dưới hai bông lúa có hình nửa bánh xe răng lịch sử mầu vàng, vành ngoài quân hiệu mầu vàng.
2. Quân hiệu có 03 loại: Đường kính 41 mm, đường kính 36 mm, đường kính 33 mm. Quân hiệu có đường kính 41 mm và 36 mm dập liền với cành tùng kép màu vàng.
Theo đó, quân hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay được quy định như sau:
- Quân hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam hình tròn, ở giữa có ngôi sao năm cánh nổi mầu vàng, xung quanh có hai bông lúa mầu vàng đặt trên nền đỏ tươi, phía dưới hai bông lúa có hình nửa bánh xe răng lịch sử mầu vàng, vành ngoài quân hiệu mầu vàng.
- Quân hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam có 03 loại: Đường kính 41 mm, đường kính 36 mm, đường kính 33 mm. Quân hiệu có đường kính 41 mm và 36 mm dập liền với cành tùng kép màu vàng.
Quân hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay được quy định như thế nào?
Sử dụng quân hiệu của Quân đội nhân dân như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 82/2016/NĐ-CP quy định:
Quản lý, sử dụng quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam
1. Quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam được sử dụng cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên, hạ sĩ quan - binh sĩ. Công nhân và viên chức quốc phòng chỉ sử dụng trang phục, biển tên và biểu tượng quân chủng, binh chủng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
2. Quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam được cấp phát, sử dụng đồng bộ, chặt chẽ theo quy định của pháp luật.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc sử dụng, thu hồi quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục đối với từng đối tượng đang phục vụ, thôi phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
3. Nghiêm cấm cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân sản xuất, làm giả, làm nhái, tàng trữ, trao đổi, mua bán, cho, tặng và sử dụng trái phép quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trường hợp vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Theo đó, quân hiệu của Quân đội nhân dân được sử dụng cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên, hạ sĩ quan - binh sĩ. Đồng thời quân hiệu của Quân đội nhân dân được cấp phát, sử dụng đồng bộ, chặt chẽ theo quy định của pháp luật.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc sử dụng quân hiệu đối với từng đối tượng đang phục vụ, thôi phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Nghiêm cấm cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân sản xuất, làm giả, làm nhái, tàng trữ, trao đổi, mua bán, cho, tặng và sử dụng trái phép quân hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trường hợp vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Quân đội nhân dân có nhiệm vụ gì?
Căn cứ tại Điều 25 Luật Quốc phòng 2018 quy định:
Quân đội nhân dân
1. Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.
Ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.
2. Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
3. Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu; một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.
4. Tổ chức, nhiệm vụ, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, quân đội nhân dân có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.