Quân đội quốc gia Việt Nam được đổi tên thành Quân đội nhân dân Việt Nam từ năm nào?
Quân đội quốc gia Việt Nam được đổi tên thành Quân đội nhân dân Việt Nam từ năm nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục 1 Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) ban hành kèm theo Hướng dẫn 160-HD/BTGTW năm 2024 quy định như sau:
I. QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM - 80 NĂM XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU, CHIẾN THẮNG VÀ TRƯỞNG THÀNH
1. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời, đánh thắng hai trận đầu, cùng Nhân dân tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền (1944 - 1945)
Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh.
[...]
Ngay sau ngày thành lập, 17 giờ ngày 25/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã mưu trí, táo bạo, bất ngờ đột nhập vào đồn Phai Khắt và 07 giờ sáng hôm sau (26/12) lại đột nhập đồn Nà Ngần (đều đóng tại châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), tiêu diệt hai tên đồn trưởng, bắt sống toàn bộ binh lính địch, thu vũ khí, quân trang, quân dụng. Chiến thắng Phai Khắt, Nà Ngần mở đầu cho truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tháng 4/1945, Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ của Đảng đã quyết định hợp nhất các tổ chức vũ trang cách mạng trên cả nước thành Việt Nam giải phóng quân. Trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Việt Nam giải phóng quân đã cùng lực lượng vũ trang các địa phương và Nhân dân tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn quốc. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Việt Nam giải phóng quân được đổi tên thành Vệ quốc đoàn, rồi Quân đội quốc gia Việt Nam (1946), từ năm 1950 được gọi là Quân đội nhân dân Việt Nam.
Như vậy, Quân đội quốc gia Việt Nam được đổi tên thành Quân đội nhân dân Việt Nam từ năm 1950.
Trên đây là thông tin về "Quân đội quốc gia Việt Nam được đổi tên thành Quân đội nhân dân Việt Nam từ năm nào?".
Quân đội quốc gia Việt Nam được đổi tên thành Quân đội nhân dân Việt Nam từ năm nào? (Hình từ Internet)
Quân đội nhân dân có phải là lực lượng vũ trang không?
Căn cứ theo Điều 25 Luật Quốc phòng 2018 quy định như sau:
Quân đội nhân dân
1. Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.
Ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.
2. Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
3. Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu; một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.
...
Theo đó, Quân đội nhân dân lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
Tổ chức quần chúng trong Quân đội nhân dân Việt Nam gồm thành phần nào?
Căn cứ theo Mục 5 Quy định 51-QĐ/TW năm 2021 quy định như sau:
TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG
Tổ chức quần chúng trong Quân đội nhân dân Việt Nam gồm có: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Công đoàn; Hội phụ nữ.
Các tổ chức quần chúng chi tổ chức ở đơn vị cơ sở (riêng với các doanh nghiệp thì tổ chức theo doanh nghiệp), đặt dưới sự lãnh đạo của tổ chức đảng, sự chỉ đạo trực tiếp của chính ủy, chính trị viên (bí thư cấp ủy) và cơ quan chính trị cùng cấp, sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan chính trị cấp trên.
Các tổ chức quần chúng trong Quân đội có nhiệm vụ thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ theo điều lệ của đoàn thể mình và các nghị quyết, chỉ thị của ban chấp hành Trung ương đoàn thể đó; vận dụng sát với đặc điểm, tình hình, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và phù hợp với cơ chế Đảng lãnh đạo Quân đội.
Đối với các tổ chức nghề nghiệp, căn cứ tình hình cụ thể, nơi nào có nhu cầu cần thiết, nếu được Tổng cục Chính trị cho phép thì lập chi hội ở cơ sở, đặt dưới sự lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ cơ sở, sự chỉ đạo của cơ quan chính trị cùng cấp và sự hướng dẫn về hoạt động nghề nghiệp của ban chấp hành hội mà chi hội đó trực thuộc.
Theo đó, tổ chức quần chúng trong Quân đội nhân dân Việt Nam gồm 03 thành phần sau:
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
- Công đoàn;
- Hội phụ nữ.