Phương pháp định lượng là gì? Ví dụ về phương pháp định lượng áp dụng trong việc đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên?
Phương pháp định lượng là gì? Ví dụ về phương pháp định lượng áp dụng trong việc đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên?
Phương pháp định lượng là một phương pháp nghiên cứu sử dụng các số liệu và dữ liệu đo lường cụ thể để phân tích và đưa ra kết luận. Dưới đây là một số đặc điểm chính của phương pháp này:
- Thu thập dữ liệu số: Phương pháp định lượng tập trung vào việc thu thập dữ liệu dưới dạng số liệu, chẳng hạn như thống kê, tỷ lệ phần trăm, và các con số cụ thể.
- Phân tích thống kê: Dữ liệu thu thập được phân tích bằng các phương pháp thống kê để tìm ra các mối quan hệ, xu hướng và mô hình trong dữ liệu.
- Khảo sát và thí nghiệm: Các phương pháp thu thập dữ liệu phổ biến bao gồm khảo sát, bảng câu hỏi, và thí nghiệm. Những công cụ này giúp kiểm tra các giả thuyết và đo lường các biến số cụ thể.
- Tính khách quan và độ tin cậy cao: Phương pháp định lượng thường được coi là khách quan và có độ tin cậy cao vì nó dựa trên dữ liệu cụ thể và có thể kiểm chứng được.
Ví dụ phương pháp định lượng: trong lĩnh vực lao động một nghiên cứu định lượng có thể sử dụng bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu về mức độ hài lòng của nhân viên với các yếu tố như lương, phúc lợi, và môi trường làm việc. Sau đó, dữ liệu này sẽ được phân tích để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Phương pháp định lượng là gì? Ví dụ về phương pháp định lượng áp dụng trong việc đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên? (Hình từ Internet)
Hiện nay người lao động thực hiện các quyền và nghĩa vụ gì?
Theo Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định thì quyền của người lao động bao gồm:
- Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
- Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Đình công;
- Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Đối với nghĩa vụ của người lao động:
-Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
- Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
- Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
Hiện nay Pháp luật xây dựng quan hệ lao động như thế nào?
Theo Điều 7 Bộ luật Lao động 2019 quy định thì hiện nay Pháp luật xây dựng quan hệ lao động như sau:
- Quan hệ lao động được xác lập qua đối thoại, thương lượng, thỏa thuận theo nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.
- Người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và người lao động, tổ chức đại diện người lao động xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định với sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Công đoàn tham gia cùng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định; giám sát việc thi hành quy định của pháp luật về lao động; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động khác được thành lập theo quy định của pháp luật có vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, tham gia xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.