Phụ cấp lưu động của viên chức đội khảo sát thăm dò khảo cổ có được dùng để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội không?
- Làm việc tại đội khảo sát thăm dò khảo cổ thuộc ngành văn hóa thông tin hoạt động ở vùng trung du viên chức được hưởng mức phụ cấp lưu động bao nhiêu?
- Phụ cấp lưu động của viên chức đội khảo sát thăm dò khảo cổ có được dùng để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội không?
- Nguồn kinh phí chi trả chế độ phụ cấp lưu động của viên chức ngành văn hóa thông tin lấy từ đâu?
- Viên chức ngành văn hóa thông tin nào không được áp dụng phụ cấp lưu động?
Làm việc tại đội khảo sát thăm dò khảo cổ thuộc ngành văn hóa thông tin hoạt động ở vùng trung du viên chức được hưởng mức phụ cấp lưu động bao nhiêu?
Theo Mục II Thông tư 33/2006/TT-BVHTT quy định:
II. CÁC MỨC PHỤ CẤP
a) Mức 1, hệ số 0,20 so với mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với cán bộ, viên chức làm việc tại các đội thông tin, chiếu bóng lưu động chuyên nghiệp, đội khảo sát thăm dò, sưu tầm, khai quật khảo cổ, công trường tu bổ di tích hoạt động ở vùng đồng bằng.
b) Mức 2, hệ số 0,40 so với mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với cán bộ, viên chức làm việc tại các đội thông tin, chiếu bóng lưu động chuyên nghiệp, đội khảo sát thăm dò, sưu tầm, khai quật khảo cổ, công trường tu bổ di tích hoạt động ở vùng trung du.
c) Mức 3, hệ số 0,60 so với mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với cán bộ, viên chức làm việc tại các đội thông tin, chiếu bóng lưu động chuyên nghiệp, đội khảo sát thăm dò, sưu tầm, khai quật khảo cổ, công trường tu bổ di tích hoạt động ở vùng sâu, miền núi, biên giới, hải đảo.
Theo đó viên chức làm việc tại đội khảo sát thăm dò khảo cổ thuộc ngành văn hóa thông tin hoạt động ở vùng trung du được hưởng phụ cấp lưu động mức 1, hệ số 0,4.
Phụ cấp lưu động của viên chức đội khảo sát thăm dò khảo cổ có được dùng để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội không? (Hình từ Internet)
Phụ cấp lưu động của viên chức đội khảo sát thăm dò khảo cổ có được dùng để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội không?
Theo tiết 1 Mục III Thông tư 33/2006/TT-BVHTT quy định:
III. NGUỒN KINH PHÍ, CÁCH TÍNH VÀ CHI TRẢ PHỤ CẤP LƯU ĐỘNG
Nguồn kinh phí, cách tính và chi trả chế độ phụ cấp lưu động đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành văn hóa - thông tin, làm việc tại các đội thông tin, chiếu bóng lưu động chuyên nghiệp, đội khảo sát thăm dò, sưu tầm, khai quật khảo cổ, công trường tu bổ di tích được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 06/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp lưu động đối với cán bộ, công chức, viên chức, cụ thể như sau:
1. Cách tính và chi trả phụ cấp:
a) Phụ cấp lưu động được tính trả theo số ngày thực tế lưu động và được trả cùng kỳ lương hàng tháng theo công thức sau:
Mức tiền phụ cấp lưu động = Mức lương tối thiểu chung x Hệ số phụ cấp lưu động x
(Số ngày thực tế lưu động trong tháng÷ Số ngày làm việc tiêu chuẩn trong tháng (22 ngày))
b) Phụ cấp lưu động không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
c) Các đối tượng hưởng phụ cấp lưu động thì không hưởng chế độ công tác phí.
Theo đó phụ cấp lưu động của viên chức đội khảo sát thăm dò khảo cổ không được dùng để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Nguồn kinh phí chi trả chế độ phụ cấp lưu động của viên chức ngành văn hóa thông tin lấy từ đâu?
Theo tiết 2 Mục III Thông tư 33/2006/TT-BVHTT quy định:
III. NGUỒN KINH PHÍ, CÁCH TÍNH VÀ CHI TRẢ PHỤ CẤP LƯU ĐỘNG
...
2. Nguồn kinh phí chi trả chế độ phụ cấp lưu động:
Phụ cấp lưu động của các đối tượng cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ sẽ do ngân sách nhà nước chi trả theo phân cấp ngân sách hiện hành và được giao trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị:
Phụ cấp lưu động của các đối tượng thuộc cơ quan thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính và các đối tượng thuộc các đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ tự chủ tài sản chính sẽ do cơ quan, đơn vị chi trả từ nguồn kinh phí khoán và nguồn tài chính được giao tự chủ.
Theo đó nguồn kinh phí chi trả chế độ phụ cấp lưu động cho viên chức ngành văn hóa thông tin được chia làm 2 nhóm đối tượng như sau:
- Đối với các đối tượng cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ: Phụ cấp lưu động áp dụng sẽ do ngân sách nhà nước chi trả theo phân cấp ngân sách hiện hành và được giao trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị:
- Đối với các đối tượng thuộc cơ quan thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính và các đối tượng thuộc các đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ tự chủ tài sản chính: Phụ cấp lưu động áp dụng sẽ do cơ quan, đơn vị chi trả từ nguồn kinh phí khoán và nguồn tài chính được giao tự chủ.
Viên chức ngành văn hóa thông tin nào không được áp dụng phụ cấp lưu động?
Theo Mục I Thông tư 33/2006/TT-BVHTT quy định:
I. PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
...
2. Đối tượng không áp dụng:
- Cán bộ, viên chức làm việc tại các đội thông tin lưu động chuyên nghiệp đã hưởng chế độ công tác phí và chế độ bồi dưỡng biểu diễn (nếu có) theo quy định tại Thông tư liên tịch số 98/2005/TTLT-BTC-BVHTT ngày 10/11/2005 của Bộ Tài chính và Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với đội thông tin lưu động cấp tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã.
- Cán bộ, viên chức thư viện làm nhiệm vụ luân chuyển sách báo và cán bộ, viên chức làm việc tại các đội triển lãm, trưng bày lưu động của các bảo tàng.
Theo đó viên chức ngành văn hóa thông tin không được áp dụng phụ cấp lưu động gồm:
- Viên chức ngành văn hóa thông tin đã hưởng chế độ công tác phí và chế độ bồi dưỡng biểu diễn (nếu có) theo quy định tại Thông tư liên tịch 98/2005/TTLT-BTC-BVHTT (thay thế bằng Thông tư liên tịch 46/2016/TTLT-BTC-BVHTTDL) thì sẽ không được hưởng phụ cấp lưu động.
- Viên chức ngành văn hóa thông tin làm nhiệm vụ luân chuyển sách báo và viên chức làm việc tại các đội triển lãm, trưng bày lưu động của các bảo tàng.