Phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Chi Cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự có hệ số là bao nhiêu?
Phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Chi Cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự có hệ số là bao nhiêu?
Theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 13/2012/TT-BTP quy định mức phụ cấp đối với các chức danh lãnh đạo của Chi cục Thi hành án dân sự như sau:
Theo đó phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Chi Cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự tùy thuộc vào khu vực Chi Cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự đang nắm chức vụ. Cụ thể:
+ Chi Cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự tại các thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại 1, 2 có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo là 0,60.
+ Chi Cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự tại thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại 3, quận thuộc Hà Nội, quận thuộc Thành phố Hồ Chí Minh có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo là 0,55
+ Chi Cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự tại huyện, thị xã và các quận còn lại có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo là 0,50.
Phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Chi Cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự có hệ số là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Ai có quyền bổ nhiệm Chi Cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự?
Theo Điều 72 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định:
Tiêu chuẩn, thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho từ chức, giáng chức, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự
1. Chi Cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Là Chấp hành viên sơ cấp trở lên;
b) Có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống trong sạch, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong công tác;
c) Có kinh nghiệm thực tiễn về thi hành án dân sự;
d) Có năng lực điều hành và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Chi cục Thi hành án dân sự;
đ) Các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật.
2. Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Là Chấp hành viên trung cấp trở lên;
b) Có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống trong sạch, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong công tác.
c) Có kinh nghiệm thực tiễn về thi hành án dân sự;
d) Có năng lực điều hành và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Cục Thi hành án dân sự;
đ) Các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm, cho từ chức, giáng chức, cách chức Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự.
Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm, cho từ chức, giáng chức, cách chức Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự thực hiện theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
4. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
5. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm, thôi giữ chức, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu.
Như vậy, người có quyền bổ nhiệm Chi Cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự là phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Chi cục trưởng Chi cục thi hành án dân sự có nhiệm vụ gì?
Theo Điều 17 Thông tư 02/2017/TT-BTP quy định Chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của chức danh Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự:
Trong đó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự là Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự và trước pháp luật trong việc lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Chi cục Thi hành án dân sự; bảo đảm để Chi cục Thi hành án dân sự hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
Chi cục trưởng có các nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật thi hành án dân sự và các văn bản pháp luật có liên quan;
- Lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện đơn vị trong việc tổ chức triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục Thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện phân công, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công chức, người lao động hoàn thành nhiệm vụ;
- Lãnh đạo đơn vị tổ chức thực hiện các chủ trương, đề án, kế hoạch, chương trình công tác; sử dụng có hiệu quả các nguồn lực được giao;
- Trên cơ sở thực tiễn công tác, đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự ở địa phương;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, theo chỉ đạo của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự và phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị tại địa phương.