Phó Trưởng phòng Phòng Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giải quyết công việc theo cách thức nào?

Cho tôi hỏi phó Trưởng phòng Phòng Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giải quyết công việc theo cách thức nào? Câu hỏi từ chị N.H (TP.HCM).

Phó Trưởng phòng Phòng thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm gì?

Theo khoản 1 Điều 6 Quy chế kèm Quyết định 115/QĐ-TTr năm 2024 quy định trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của Phó Trưởng phòng Phòng thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội như sau:

- Phó Trưởng phòng giúp Trưởng phòng thực hiện công việc, nhiệm vụ của Trưởng phòng trong lĩnh vực, địa bàn công tác và phạm vi quyền hạn được Trưởng phòng phân công, ủy quyền.

- Trường hợp Trưởng phòng đi công tác, nghỉ phép, không có mặt ở cơ quan, trong phạm vi lĩnh vực, công việc được phân công, ủy quyền, Phó Trưởng phòng có toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện, mọi mặt trước pháp luật, trước Chánh thanh tra về những quyết định của mình.

- Phó Trưởng phòng chịu trách nhiệm giải quyết và quyết định công việc đã được phân công, ủy quyền; nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực của Phó trưởng phòng khác được giao thì trực tiếp trao đổi, thống nhất với Phó Trưởng phòng đó để giải quyết. Trường hợp có ý kiến khác nhau thì Phó Trưởng phòng chủ trì xem xét, quyết định hoặc trực tiếp báo cáo Trưởng phòng khi cần thiết.

- Không được phép phát ngôn và làm trái với các quyết định, chỉ đạo của Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra, Trưởng phòng. Trường hợp có ý kiến khác với quyết định, kết luận, chỉ đạo của cấp trên thì vẫn phải chấp hành nhưng được trình bày với Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra, Trưởng phòng và được bảo lưu ý kiến.

Phó Trưởng phòng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giải quyết công việc theo cách thức nào?

Phó Trưởng phòng phòng thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giải quyết công việc theo cách thức nào? (Hình từ Internet)

Phó Trưởng phòng Phòng thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giải quyết công việc theo cách thức nào?

Theo khoản 2 Điều 6 Quy chế kèm Quyết định 115/QĐ-TTr năm 2024 quy định:

Trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của Phó Trưởng phòng
...
2. Cách thức giải quyết công việc
a. Nghiêm túc tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra phụ trách phòng, lĩnh vực của phòng, Trưởng phòng. Cho ý kiến chỉ đạo giải quyết công việc trên hồ sơ trình, các báo cáo, tờ trình, phiếu trình của công chức của phòng khi được Trưởng phòng ủy quyền hoặc Phó Chánh Thanh tra, Chánh thanh tra giao trực tiếp cho Phó Trưởng phòng xử lý.
b. Chủ động, tích cực chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công việc được Trưởng phòng phân công, ủy quyền.
c. Đối với những vấn đề thuộc chủ trương hoặc có tính nguyên tắc mà chưa có văn bản quy định hoặc những vấn đề nhạy cảm, dễ gây tác động đến tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, tình hình của ngành, hoạt động của Thanh tra và những vấn đề quan trọng khác thì Phó Trưởng phòng phải trực tiếp báo cáo và xin ý kiến của Trưởng phòng trước khi quyết định.
d. Khi đi công tác, nghỉ phép, không có mặt ở cơ quan từ 01 ngày làm việc trở lên phải báo cáo Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra phụ trách phòng, Trưởng phòng.
...

Theo đó Phó Trưởng phòng Phòng thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giải quyết công việc theo cách thức sau:

- Nghiêm túc trong việc tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra phụ trách phòng, lĩnh vực của phòng, Trưởng phòng. Cho ý kiến chỉ đạo giải quyết công việc trên hồ sơ trình, các báo cáo, tờ trình, phiếu trình của công chức của phòng khi được Trưởng phòng ủy quyền hoặc Phó Chánh Thanh tra, Chánh thanh tra giao trực tiếp cho Phó Trưởng phòng xử lý.

- Phó Trưởng phòng phải chủ động, tích cực chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công việc được Trưởng phòng phân công, ủy quyền.

- Các những vấn đề thuộc chủ trương hoặc có tính nguyên tắc mà chưa có văn bản quy định hoặc những vấn đề nhạy cảm, dễ gây tác động đến tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, tình hình của ngành, hoạt động của Thanh tra và những vấn đề quan trọng khác thì Phó Trưởng phòng phải trực tiếp báo cáo và xin ý kiến của Trưởng phòng trước khi quyết định.

- Ngoài ra khi đi công tác, nghỉ phép, không có mặt ở cơ quan từ 01 ngày làm việc trở lên phải báo cáo Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra phụ trách phòng, Trưởng phòng.

Khi đi công tác Phó Trưởng phòng Phòng thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phải báo cáo về nội dung gì?

Theo điểm a khoản 7 Điều 17 Quy chế kèm Quyết định 115/QĐ-TTr năm 2024 quy định:

Các loại báo cáo, chế độ báo cáo
...
7. Báo cáo khi đi công tác
a) Trước khi tham gia hội nghị, hội thảo, tập huấn, giảng dạy, phổ biến, tuyên truyền pháp luật, thẩm định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ, tham gia đoàn điều tra tai nạn lao động, tham gia đoàn xác minh vụ việc đã được người có thẩm quyền giao
- Phó Chánh thanh tra phải báo cáo Chánh thanh tra về nội dung, thời gian công tác. Trường hợp khi đi công tác mà không thể điều hành, giải quyết các công việc tại trụ sở cơ quan, Phó chánh thanh tra phải báo cáo Chánh thanh tra quyết định.
- Các Trưởng phòng, Phó trưởng phòng phải báo cáo Phó chánh thanh tra phụ trách lĩnh vực chuyên môn của phòng về nội dung, thời gian công tác. Trường hợp khi đi công tác mà không thể điều hành, giải quyết các công việc tại trụ sở cơ quan, các Trưởng phòng, Phó trưởng phòng phải báo cáo Phó chánh thanh tra phụ trách lĩnh vực chuyên môn của phòng quyết định.
- Công chức thanh tra không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và người lao động phải báo cáo Trưởng phòng, Phó trưởng phòng phụ trách phòng (trường hợp chưa có Trưởng phòng).
...

Theo đó khi đi công tác Phó Trưởng phòng Phòng thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phải báo cáo Phó chánh thanh tra phụ trách lĩnh vực chuyên môn của phòng về nội dung, thời gian công tác.

Nếu đi công tác mà không thể điều hành, giải quyết các công việc tại trụ sở cơ quan, Phó trưởng phòng phải báo cáo Phó chánh thanh tra phụ trách lĩnh vực chuyên môn của phòng quyết định.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào