Phó Bí thư Đảng ủy bị kỷ luật khiển trách hai lần trở lên trong cùng một nhiệm kỳ sẽ bị xử lý như thế nào?

Tôi là Phó Bí thư Đảng ủy tại xã, vì một số lý do nên tôi bị kỷ luật khiển trách hai lần trong cùng một nhiệm kỳ. Cho tôi hỏi Phó bí thư đảng ủy bị kỷ luật khiển trách hai lần trở lên trong cùng một nhiệm kỳ thì xử lý như thế nào? Câu hỏi từ anh Phong (Đồng Tháp).

Phó Bí thư Đảng ủy xã là cán bộ hay công chức?

Căn cứ Điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ-CP quy định về chức vụ, chức danh của cán bộ, công chức cấp xã, cụ thể như sau:

Chức vụ, chức danh
1. Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:
a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
d) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);
h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
2. Công chức cấp xã có các chức danh sau đây:
a) Trưởng Công an;
b) Chỉ huy trưởng Quân sự;
c) Văn phòng – thống kê;
d) Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã);
đ) Tài chính – kế toán;
e) Tư pháp – hộ tịch;
g) Văn hóa – xã hội.

Theo đó, Phó Bí thư Đảng ủy là chức vụ của cán bộ cấp xã.

Phó Bí thư Đảng ủy bị kỷ luật khiển trách hai lần trở lên trong cùng một nhiệm kỳ thì xử lý như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)

Phó bí thư đảng uỷ xã bị kỷ luật khiển trách hai lần trở lên trong cùng một nhiệm kỳ thì xử lý như thế nào?

Căn cứ Điều 5 Quy định 41-QĐ/TW năm 2021 về căn cứ xem xét miễn nhiệm, cụ thể như sau:

Căn cứ xem xét miễn nhiệm
Việc xem xét miễn nhiệm cán bộ được căn cứ vào một trong các trường hợp sau:
1. Bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách nhưng uy tín giảm sút không thể đảm nhiệm chức vụ được giao.
2. Bị kỷ luật khiển trách hai lần trở lên trong cùng một nhiệm kỳ hoặc trong thời hạn bổ nhiệm.
3. Có trên 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định.
4. Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.
5. Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; vi phạm những điều đảng viên không được làm; vi phạm trách nhiệm nêu gương, ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và cơ quan, đơn vị nơi đang công tác.
6. Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm tiêu chuẩn chính trị theo quy định về bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng đến mức phải miễn nhiệm.

Theo đó, việc xem xét miễn nhiệm cán bộ sẽ được căn cứ vào một trong các trường hợp được nêu trên.

Đối chiếu với trường hợp của bạn, bạn là Phó Bí thư Đảng ủy tại xã bị kỷ luật khiển trách hai lần trong cùng một nhiệm kỳ thì bạn thuộc trường hợp xem xét miễn nhiệm cán bộ.

Xem xét miễn nhiệm đối với Phó bí thư đảng uỷ xã bị kỷ luật khiển trách hai lần trở lên trong cùng một nhiệm kỳ được thực hiện theo quy trình nào?

Căn cứ Điều 8 Quy định 41-QĐ/TW năm 2021 quy định về quy trình xem xét miễn nhiệm, cụ thể như sau:

Quy trình xem xét miễn nhiệm, từ chức
1. Khi có đủ căn cứ miễn nhiệm, từ chức, chậm nhất trong thời gian 10 ngày làm việc thì cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ hoặc cơ quan tham mưu về công tác cán bộ có trách nhiệm trao đổi với cán bộ và đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
2. Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, cho từ chức trong thời gian 10 ngày làm việc; trường hợp cần thiết vì lý do khách quan thì có thể kéo dài không quá 15 ngày làm việc.
3. Căn cứ quyết định của cấp có thẩm quyền, các cơ quan có liên quan thực hiện quy trình, thủ tục theo quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước, điều lệ, quy chế hoạt động của từng tổ chức.

Theo đó, quy trình xem xét miễn nhiệm cán bộ sẽ được thực hiện như sau:

- Khi có đủ căn cứ miễn nhiệm cán bộ, chậm nhất trong thời gian 10 ngày làm việc thì cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ hoặc cơ quan tham mưu về công tác cán bộ có trách nhiệm trao đổi với cán bộ và đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

- Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, cho từ chức trong thời gian 10 ngày làm việc; trường hợp cần thiết vì lý do khách quan thì có thể kéo dài không quá 15 ngày làm việc.

- Căn cứ quyết định của cấp có thẩm quyền, các cơ quan có liên quan thực hiện quy trình, thủ tục theo quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước, điều lệ, quy chế hoạt động của từng tổ chức.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào