Phân loại ghi nhãn của giày ủng an toàn theo TCVN 7652:2007 là gì?

Cho tôi hỏi phân loại ghi nhãn của giày ủng an toàn theo TCVN 7652:2007 là gì? Câu hỏi của anh T.Q (Bình Phước).

Phân loại ghi nhãn của giày ủng an toàn theo TCVN 7652:2007 là gì?

Căn cứ theo Mục 7 TCVN 7652:2007 (ISO 20345: 2004) về Phương tiện bảo vệ cá nhân - Giày ủng an toàn có quy định như sau:

Mỗi chiếc giày, ủng an toàn phải có nhãn hiệu rõ ràng và bền vững, ví dụ bằng cách dập nổi hoặc đóng dấu, với các nội dung sau :

a) kích cỡ;

b) nhãn hiệu nhận biết nhà sản xuất;

c) định kiểu của nhà sản xuất:

d) thời gian sản xuất (ít nhất là ghi quí và năm);

e) viện dẫn tiêu chuẩn nàỵ:

f) những kí hiệu từ bảng 14 phù hợp với nội dung bảo vệ hoặc, nếu có thể, phân loại (SB, S1 ...S5) như mô tả trong bảng 16.

CHÚ THÍCH Ghi nhãn theo mục e) và f) phải để liền kề nhau.

Bảng 16 - Phân loại ghi nhãn của giày ủng an toàn

Hạng

Yêu cầu cơ bản (Bảng 2 và Bảng 3)

Yêu cầu bổ sung

SB

I hoăc II


S1

I

Vùng gót được khép kín

Đặc tính chống tĩnh điện

Hấp thụ năng lượng vùng gót

S2

I

Giống như S1 thêm

Độ thấm nước và hấp thụ nước

S3

I

Giống như S2 thêm

Độ chống đâm xuyên

Đế ngoài có vân

S4

II

Đặc tính chống tĩnh điện

Hấp thụ năng lượng vùng gót

S5

II

Giống như S4 thêm

Độ chống đâm xuyên

Đế ngoài có vân

CHÚ THÍCH Để dễ dàng cho việc ghi nhãn, hạng giày ủng an toàn trong bảng 16 được sử rộng nhiều nhất để kết hợp các yêu cầu cơ bản và yêu cầu bổ sung.



 Phân loại ghi nhãn của giày ủng an toàn theo TCVN 7652:2007 là gì?

Phân loại ghi nhãn của giày ủng an toàn theo TCVN 7652:2007 là gì?

Thông tin cần cung cấp của giày ủng an toàn cần đáp ứng quy định chung nào?

Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục 8 TCVN 7652:2007 (ISO 20345: 2004) về Phương tiện bảo vệ cá nhân - Giày ủng an toàn có quy định như sau:

Giày ủng an toàn phải được cung cấp đến người sử dụng với những thông tin được viết ít nhất bằng ngôn ngữ chính thống của quốc gia được gửi đến. Tất cả các thông tin phải rõ ràng. Các thông tin sau cần phải có:

a) Tên và địa chỉ đầy đủ của nhà sản xuất và/hoặc nhà đại diện được uỷ quyền;

b) Người được chỉ định tham gia vào việc kiểm tra chủng loại; đối với sản phẩm loại III người được chỉ định liên quan đến điều khoản 11;

c) viện dẫn tiêu chuẩn này;

d) Sự giải thích các biểu tượng, các nhãn hiệu và cấp độ thực hiện. Nếu có thể, giải thích cơ bản về các phép thử đã áp dụng cho giày ủng;

e) Hướng dẫn sử dụng :

1) các phép thử được thực hiện bởi người đi trước khi sử dụng, nếu có yêu cầu;

2) sự vừa vặn; cách đi và tháo giày ủng, nếu cần thiết;

3) sử dụng; thông tin cơ bản để sử dụng đúng và nguồn gốc nếu đưa ra các thông tin chi tiết;

4) các giới hạn sử dụng (ví dụ khoảng nhiệt độ v.v..);

5) hướng dẫn cất giữ và bảo quản, khoảng thời gian tối đa giữa các lần kiểm tra bảo quản ( nếu quan trọng, qui trình làm khô phải được qui định);

6) hướng dẫn làm sạch và/hoặc loại bỏ vết bẩn;

7) thời hạn sử dụng hoặc khoảng thời gian sử dụng;

8) nếu thích hợp, cảnh báo để đối phó với các vấn đề bất ngờ gặp phải (sự thay đổi có thể làm mất hiệu lực sự chấp nhận chủng loại, ví dụ giày ủng chỉnh hình)

9) nếu cần, minh hoạ bổ sung, số các phần v.v...

f) đề cập đến các phụ kiện và phần dự phòng, nếu cần thiết;

g) cách đóng gói phù hợp để vận chuyển, nếu cần thiết.

Giày ủng nguyên chiếc cần thêm yêu cầu bổ sung gì?

Căn cứ theo tiểu mục 6.2 Mục 6 TCVN 7652:2007 (ISO 20345: 2004) về Phương tiện bảo vệ cá nhân - Giày ủng an toàn có quy định như sau:

Chống đâm xuyên

Xác định lực đâm xuyên

Khi giày ủng được thử theo TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344; 2004), điều 5.8.2, lực cần để đâm xuyên qua đế phải không được nhỏ hơn 1 100 N.

Kết cấu

Lót chống đâm xuyên phải được lắp vào phần đế của giày ủng sao cho nó không thể tháo ra được nếu không phá hỏng giày ủng. Lót này không được nằm trên gờ mép của pho mũi an toàn hoặc bảo vệ và không được gắn vào pho mũi.

Kích thước

Kích thước của lót chống đâm xuyên được đo theo TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344: 2004), điều 5.8.1.

Trừ vùng gót, lót chống đâm xuyên phải có kích thước sao cho khoảng cách lớn nhất giữa đường gờ mỏng của phom và đường mép của lót (X) là 6,5 mm. Ở vùng gót, khoảng cách lớn nhất giữa đường gờ mỏng của phom và lót (Y) là 17 mm (xem hình 4).

Lót chống đâm xuyên phải có không quá ba lỗ có đường kính tối đa là 3 mm để gắn nó vào đế của giày ủng. Các lỗ này không được nằm ở vùng gạch chéo 1 (xem hình 4).

Các lỗ nằm ở vùng gạch chéo 2 không cần quan tâm (xem hình 4).

HÌNH 4

Chú giải

1 Đường mép của phần gờ mỏng của phom

2 Hình dạng thay đổi của lót

3 Lót

4 Vùng gót

5 Vùng gạch chéo 1

6 Vùng gạch chéo 2

L Chiều dài mặt trong của phần đế giày ủng.

Hình 4 - Vị trí của lót chống đâm xuyên

Độ bền uốn của lót chống đâm xuyên

Khi lót chống đâm xuyên của tất cả các loại giày ủng được thử theo TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344: 2004), điều 5.9, phải không có vết nứt nào nhìn thấy được bằng mắt thường sau khi đạt 1 X 10 6 lần uốn.

Đặc tính của lót chống đâm xuyên

Độ bền ăn mòn của lót chống đâm xuyên bằng kim loại

Khi giày ủng làm hoàn toàn bằng cao su được thử theo TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344: 2004), điều 5.6.1, lót chống đâm xuyên bằng kim loại không được có nhiều hơn năm chỗ bị ăn mòn, và diện tích mỗi chỗ không được lớn hơn 2,5 mm2. Khi lót chống đâm xuyên bằng kim loại của tất cả các loại giày ủng khác được thử theo phương pháp mô tả trong TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344: 2004), điều 5.6.3 thì nó không được có nhiều hơn năm chỗ bị ăn mòn, và diện tích mỗi chỗ không được lớn hơn 2,5 mm2.

Lót chống đâm xuyên không phải bằng kim loại

Lót chống đâm xuyên không bằng kim loại phải phù hợp với yêu cầu của EN 12568:1998, 5.2, phép đo lực tối đa sau khi được xử lý như mô tả trong EN 12568:1998, 7.1.5.

Đặc tính điện

Giày ủng dẫn điện

Khi đo theo phương pháp trong TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344: 2004), điều 5.10, sau khi điều hoà trong môi trường khô (TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344: 2004), điều 5.10.3.3 a)), điện trở không được lớn hơn 100 kW.

Giày ủng chống tĩnh điện

Khi đo theo phương pháp trong TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344: 2004), điều 5.10, sau khi điều hoà trong môi trường khô và ướt (TCVN 7651 : 2007(ISO 20344: 2004), điều 5.10.3.3 a) và b)), điện trở phải lớn hơn 100 kW và nhỏ hơn hoặc bằng 1 000 MW.

Giày ủng cách điện

Khi đo theo phương pháp trong TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344: 2004), điều 5.11, giày ủng phải phù hợp với loại O hoặc loại OO.

Độ chịu đựng môi trường khắc nghiệt

Độ cách nhiệt của tổ hợp đế

Khi giày ủng được thử theo TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344: 2004); điều 5.12, độ tăng nhiệt độ của bề mặt phía trên của đế trong không được lớn hơn 22 oC.

Không được có bất kỳ sự bóp méo hoặc làm giòn đế dẫn đến giảm chức năng của nó.

Chi tiết cách nhiệt phải được lắp trong giày ủng sao cho nó không thể tháo ra được nếu không phá hỏng giày ủng.

Độ cách lạnh của tổ hợp đế

Khi giày ủng được thử theo TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344 : 2004), điều 5.13, độ giảm nhiệt độ của bề mặt phía trên của đế trong không được lớn hơn 10 oC.

Chi tiết cách lạnh phải lắp trong giày ủng sao cho nó không thể tháo ra được nếu không phá hỏng giày ủng.

Độ hấp thụ năng lượng của vùng gót

Khi giày ủng được thử theo TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344 : 2004), điều 5.14, độ hấp thụ năng lượng của vùng gót không được nhỏ hơn 20 J.

Độ bền nước

Khi thử theo TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344 : 2004), điều 5.15.1, vùng diện tích thấm nước tổng cộng sau 100 lần đi theo chiều dài máng nước không được lớn hơn 3 cm2 hoặc khi thử theo TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344: 2004), điều 5.15.2, không có hiện tượng thấm nước xảy ra sau 15 phút.

Bảo vệ xương bàn chân

Kết cấu

Chi tiết bảo vệ xương bàn chân được làm bằng vật liệu thích hợp và phải có hình dáng thích hợp sao cho khi va chạm thì lực tác động đươc phân bố trên phần đế, phần pho mũi và càng rộng trên vùng bàn chân càng tốt.

Chi tiết bảo vệ xương bàn chân phải được lắp vào giày ủng sao cho không thể tháo ra được nếu không phá hỏng giày.

Chi tiết bảo vệ xương bàn chân phải vừa với hình dáng của giày ủng ở bên trong và bên ngoài của bàn chân và phải được thiết kế sao cho không làm ảnh hưởng đến sự chuyển động bình thường của bàn chân.

Độ bền va đập của chi tiết bảo vệ xương bàn chân

Khi thử theo TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344 : 2004), điều 5.16, khoảng hở tối thiểu tại thời điểm va đập phải phù hợp với các giá trị đưa ra trong bảng 15.

Bảng 15 - Khoảng hở tối thiểu khi va đập

Cỡ giày ủng

Khoảng hở tối thiểu sau va đập

mm


Hệ Pháp

Hệ Anh


≤ 36

≤ 31/2

37,0

37 và 38

4 đến 5

38,0

39 và 40

5 1/2 đến 61/2

39,0

41 và 42

7 đến 8

40,0

43 và 44

8 1/2 đến 10

40,5

≥ 45

≥ 10 1/2

41,0

Bảo vệ mắt cá chân

Khi thử theo TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344: 2004), điều 5.17, giá trị trung bình của kết quả thử phải không được lớn hơn 20 kN và không có giá trị đơn lẻ nào lớn hơn 30 kN.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào