Phầm mềm nguồn đóng là gì? Ví dụ về một số phần mềm nguồn đóng? Kiến thức người học nghề lập trình máy tính trình độ trung cấp, cao đẳng sau khi tốt nghiệp cần có là gì?
Phầm mềm nguồn đóng là gì? Ví dụ về một số phần mềm nguồn đóng?
Phần mềm nguồn đóng (hay phần mềm sở hữu độc quyền) là loại phần mềm mà mã nguồn không được công khai. Người dùng không thể xem, sửa đổi hoặc phân phối mã nguồn của phần mềm này. Để sử dụng phần mềm nguồn đóng, người dùng thường phải mua bản quyền từ nhà phát triển hoặc nhà phân phối chính thức.
Một số ví dụ về phần mềm nguồn đóng bao gồm:
- Microsoft Windows: Hệ điều hành phổ biến trên máy tính cá nhân.
- Microsoft Office: Bộ ứng dụng văn phòng bao gồm Word, Excel, PowerPoint,...
- Adobe Creative Suite: Bộ phần mềm thiết kế đồ họa và chỉnh sửa video như Photoshop, Illustrator, Premiere Pro.
- Skype: Ứng dụng gọi điện và nhắn tin trực tuyến.
- Google Earth: Ứng dụng bản đồ và địa lý.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Phầm mềm nguồn đóng là gì? Ví dụ về một số phần mềm nguồn đóng? (Hình từ Internet)
Kiến thức cần có đối với người học nghề lập trình máy tính trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp?
Đối với người học nghề lập trình máy tính, sẽ chia ra làm 2 trình độ: Trình độ cao đẳng và trình độ trung cấp.
Tại tiểu mục 2 Mục A Chương 3 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 44/2018/TT-BLĐTBXH, có quy định về kiến thức đối với người học nghề lập trình máy tính như sau:
- Giải thích được các kiến thức cơ bản về máy tính; Công nghệ thông tin (CNTT) và các thuật ngữ chuyên ngành.
- Trình bày được các thông số về hệ điều hành, phần cứng, phần mềm máy tính; An ninh an toàn thông tin;
- Trình bày được kiến thức về hệ quản trị cơ sở dữ liệu, các phiên bản và tính năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu; Quy trình phân tích và xây dựng cơ sở dữ liệu.
- Trình bày được các kỹ thuật lập bảng khảo sát, bảng câu hỏi lấy yêu cầu từ khách hàng chuẩn bị cho xây dựng phần mềm ứng dụng;
- Trình bày được quy trình, phương thức phân tích và thiết kế phần mềm;
- Trình bày được phương pháp lập trình với các công nghệ tiên tiến (như .Net, Java,…);
- Phân tích và lập nội dung các nhu cầu sử dụng dữ liệu của khách hàng trong việc lập báo cáo.
- Trình bày được quy trình, phương thức phân tích và thiết kế ứng dụng trên thiết bị di động;
- Mô tả được các thói quen sử dụng ứng dụng trên thiết bị di động của khách hàng;
- Trình bày các kỹ thuật lập trình trên nền tảng thiết bị di động với các công nghệ tiên tiến (như Android, IOS,…);
- Trình bày được phương pháp lập trình ứng dụng web;
- Trình bày các kỹ thuật lập trình ứng dụng web trên nền máy tính và thiết bị di động;
- Trình bày được quy trình phát triển phần mềm và quy trình kiểm thử; Các kỹ thuật kiểm thử phần mềm;
- Trình bày được cách sử dụng dữ liệu kiểm thử, trường hợp kiểm thử phần mềm; Các giai đoạn kiểm thử, các hình thức kiểm thử phần mềm;
- Quản lý được dự án phần mềm;
- Giải thích được về luật pháp CNTT; an toàn thông tin; sở hữu trí tuệ;
- Xác định được quy trình bàn giao ca, ghi nhật ký công việc;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
Kiến thức cần có đối với người học nghề lập trình máy tính trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp ra sao?
Theo tiểu mục 2 Mục B Chương 3 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 44/2018/TT-BLĐTBXH, có quy định:
- Giải thích được các kiến thức cơ bản về máy tính; Công nghệ thông tin (CNTT) và các thuật ngữ chuyên ngành.
- Trình bày được các thông số về hệ điều hành, phần cứng, phần mềm máy tính; An ninh an toàn thông tin;
- Trình bày được kiến thức về hệ quản trị cơ sở dữ liệu, các phiên bản và tính năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu; Quy trình phân tích và xây dựng cơ sở dữ liệu.
- Trình bày được các kỹ thuật lập bảng khảo sát, bảng câu hỏi lấy yêu cầu từ khách hàng chuẩn bị cho xây dựng phần mềm ứng dụng;
- Trình bày được phương pháp lập trình với các công nghệ tiên tiến (như .Net, Java,…);
- Trình bày được phương pháp lập trình ứng dụng web;
- Trình bày các kỹ thuật lập trình ứng dụng web trên nền máy tính;
- Phát triển được dịch vụ khách hàng cho các sản phẩm phần mềm;
- Giải thích được về luật pháp CNTT; an toàn thông tin; sở hữu trí tuệ;
- Xác định được quy trình bàn giao ca, ghi nhật ký công việc;
- Xác định được các tiêu chuẩn an toàn lao động.
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.