OPEC+ là gì? OPEC+ có tác động đến mức lương tối thiểu của người lao động hay không?
OPEC+ là gì?
OPEC+ là liên minh gồm các thành viên sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ trong và ngoài tổ chức OPEC, được thành lập vào năm 2016 để giải quyết các vấn đề liên quan đến những bất ổn của thị trường dầu mỏ cũng như củng cố đòn bẩy địa chính trị của các thành viên.
Ngày 23/9/2016, các nước OPEC đã thông qua cột mốc "Hiệp định Algiers", trong đó có một quyết định quan trọng được đưa ra là thành lập một ủy ban cấp cao để đối thoại và thảo luận giữa OPEC cùng các nước sản xuất dầu mỏ khác. Điều này dẫn đến việc ký "Thỏa thuận Vienna" vào tháng 11/2016 và "Tuyên bố hợp tác" (DoC) giữa OPEC và các nước xuất khẩu dầu lớn khác vào tháng 12/2016.
Hiện nay OPEC+ có 23 thành viên, bao gồm 10 quốc gia sản xuất dầu lớn (Nga, Kazakhstan, Azerbaijan, Brunei, Bahrain, Mexico, Oman, Nam Sudan, Sudan và Malaysia) và 13 thành viên OPEC.
OPEC+ là gì? OPEC+ xuất khẩu dầu mỏ có tác động đến mức lương tối thiểu của người lao động hay không?
OPEC+ có tác động đến mức lương tối thiểu của người lao động hay không?
Căn cứ theo Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 có quy định mức lương tối thiểu như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.
Theo đó mức lương tối thiểu nói chung và mức lương tối thiểu sẽ được điều chỉnh dựa trên các căn cứ sau:
- Mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ;
- Tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường;
- Chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế;
- Quan hệ cung, cầu lao động;
- việc làm và thất nghiệp;
- Năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Giá xăng dầu có thể ảnh hưởng lớn đến chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Khi OPEC tác động lên giá xăng dầu, điều này sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam. Kết quả là, nó có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc điều chỉnh mức lương tối thiểu cho người lao động, nhằm đảm bảo phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội hiện tại.
Mức lương tối thiểu vùng áp dụng với những người lao động nào?
Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
2. Người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, bao gồm:
a) Doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
b) Cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định này.
Theo đó, mức lương tối thiểu vùng được áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.
Doanh nghiệp trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng bị xử phạt hành chính bao nhiêu?
Theo khoản 3, khoản 5 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về tiền lương
...
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả đủ khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cộng với khoản tiền lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Lưu ý: Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân, trường hợp là tổ chức thì áp dụng mức phạt sẽ gấp đôi.
Như vậy trường hợp doanh nghiệp có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định thì bị phạt tiền theo các mức sau đây:
- Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
- Từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
- Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
Ngoài ra thì doanh nghiệp còn phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.