NSDLĐ chấm dứt hợp đồng với cán bộ công đoàn không chuyên trách trái pháp luật thì công đoàn có trách nhiệm gì?

Cán bộ công đoàn không chuyên trách bị NSDLĐ chấm dứt hợp đồng trái pháp luật thì công đoàn có trách nhiệm gì?

NSDLĐ chấm dứt hợp đồng với cán bộ công đoàn không chuyên trách trái pháp luật thì công đoàn phải làm gì?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 28 Luật Công đoàn 2024 quy định như sau:

Bảo đảm cho cán bộ công đoàn
...
3. Trường hợp người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách bị người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, buộc thôi việc hoặc sa thải trái pháp luật thì Công đoàn có trách nhiệm yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp hoặc đại diện theo pháp luật khởi kiện vụ việc lao động tại Tòa án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho cán bộ công đoàn, trừ trường hợp cán bộ công đoàn từ chối.
Trường hợp không thể trở lại làm công việc cũ thì cán bộ công đoàn không chuyên trách được Công đoàn hỗ trợ tìm việc làm mới và trong thời gian gián đoạn việc làm được hỗ trợ bằng tiền từ nguồn tài chính công đoàn theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Theo đó, NSDLĐ chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với cán bộ công đoàn không chuyên trách trái pháp luật thì công đoàn có trách nhiệm yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp hoặc đại diện theo pháp luật khởi kiện vụ việc lao động tại Tòa án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho cán bộ công đoàn.

Tuy nhiên, nếu cán bộ công đoàn không chuyên trách từ chối thì công đoàn không có trách nhiệm như trên.

>> Theo quy định văn bản hiện hành thì cán bộ công đoàn bao gồm những người nào?

Chấm dứt hợp đồng với cán bộ công đoàn không chuyên trách

NSDLĐ chấm dứt hợp đồng với cán bộ công đoàn không chuyên trách trái pháp luật thì công đoàn có trách nhiệm gì? (Hình từ Internet)

Cán bộ công đoàn không chuyên trách không thể trở lại làm công việc cũ do bị NSDLĐ chấm dứt hợp đồng trái pháp luật thì được hỗ trợ không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 31 Luật Công đoàn 2024 quy định như sau:

Quản lý, sử dụng tài chính công đoàn
...
2. Tài chính công đoàn được sử dụng cho các nhiệm vụ sau đây:
...
d) Phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở và xây dựng Công đoàn vững mạnh;
đ) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn; đào tạo, bồi dưỡng người lao động ưu tú tạo nguồn cán bộ cho Đảng, Nhà nước và tổ chức Công đoàn;
e) Tổ chức phong trào thi đua do Công đoàn chủ trì hoặc phối hợp phát động;
g) Tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, tham quan, du lịch cho đoàn viên công đoàn và người lao động;
h) Khen thưởng, động viên người lao động, con của người lao động có thành tích trong học tập, công tác;
i) Đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho đoàn viên công đoàn và người lao động thuê; công trình văn hóa, thể thao, hạ tầng kỹ thuật có liên quan phục vụ đoàn viên công đoàn, người lao động theo quy định của pháp luật;
k) Hoạt động bảo đảm bình đẳng giới phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn;
l) Nghiên cứu khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của tổ chức Công đoàn;
m) Chi quản lý hành chính để phục vụ hoạt động của tổ chức Công đoàn các cấp, hoạt động hợp tác quốc tế của Công đoàn;
n) Trả lương, phụ cấp và các khoản phải nộp theo lương cho cán bộ công đoàn chuyên trách, phụ cấp hoạt động cho cán bộ công đoàn không chuyên trách;
o) Hỗ trợ cho cán bộ công đoàn không chuyên trách trong thời gian gián đoạn việc làm, không thể trở lại làm công việc cũ do bị người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, buộc thôi việc hoặc sa thải trái pháp luật;
...

Theo đó, cán bộ công đoàn không chuyên trách không thể trở lại làm công việc cũ do bị NSDLĐ chấm dứt hợp đồng trái pháp luật thì được công đoàn hỗ trợ bởi tài chính công đoàn.

Cán bộ công đoàn không chuyên trách nghỉ việc tham dự đại hội thì được hưởng lương hay không?

Căn cứ theo Điều 27 Luật Công đoàn 2024 quy định như sau:

Bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có trách nhiệm bố trí nơi làm việc, phương tiện làm việc và điều kiện cần thiết cho công đoàn cùng cấp hoạt động.
2. Cán bộ công đoàn không chuyên trách được sử dụng 24 giờ làm việc trong một tháng đối với chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cơ sở; 12 giờ làm việc trong một tháng đối với ủy viên ban chấp hành, tổ trưởng, tổ phó tổ công đoàn để làm công tác công đoàn và được người sử dụng lao động trả lương. Tùy theo quy mô, loại hình, tính chất của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp mà ban chấp hành công đoàn cơ sở và người sử dụng lao động thỏa thuận về thời gian tăng thêm.
3. Cán bộ công đoàn không chuyên trách được nghỉ làm việc và được hưởng tiền lương do người sử dụng lao động chi trả trong những ngày tham dự đại hội, cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tập huấn, đào tạo do công đoàn cấp trên triệu tập và không tính vào thời gian quy định tại khoản 2 Điều này; chi phí đi lại, ăn, ở và sinh hoạt trong những ngày tham dự do công đoàn triệu tập chi trả.
4. Cán bộ công đoàn không chuyên trách do người sử dụng lao động trả lương được hưởng phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
5. Cán bộ công đoàn chuyên trách do Công đoàn trả lương được người sử dụng lao động bảo đảm quyền lợi và phúc lợi tập thể như người lao động đang làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp.

Theo đó, cán bộ công đoàn không chuyên trách nghỉ việc tham dự đại hội do công đoàn cấp trên triệu tập thì vẫn được hưởng lương và được người sử dụng lao động chi trả.

Lưu ý: Luật Công đoàn 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào