Nộp bảo hiểm thất nghiệp Quận 9 Tp. Hồ Chí Minh ở đâu?

Cho tôi hỏi tôi đang làm ở Quận 9 muốn nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp ở Quận 9 thì có thể đến đâu gần nhất? Câu hỏi của anh Long (Tp.HCM).

Địa chỉ bảo hiểm thất nghiệp Quận 9 Tp. Hồ Chí Minh là ở đâu?

Căn cứ theo hướng dẫn tại Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP (Được bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP) người lao động có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

Theo đó, dẫn chiếu đến Quy trình 9 Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 403/QĐ-UBND năm 2020 và Quyết định 403/QĐ-UBND năm 2020 có quy định:

Người lao động có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả hồ sơ trợ cấp thất nghiệp trên địa bàn quận Quận 9 Tp. Hồ Chí Minh tại: 4. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 9 (nay đã được đổi thành Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp thành phố Thủ Đức do từ ngày 1/3/2021, thành phố Thủ Đức sẽ chính thức đi vào hoạt động. Địa bàn của TP Thủ Đức sẽ trên cơ sở sáp nhập 3 quận là: Quận 9, Quận 2 và quận Thủ Đức)

- Địa chỉ chi nhánh Bảo hiểm thất nghiệp Quận 9 đặt tại Cao đẳng nghề quận 2 - Đường số 9, phường Phước Bình, Thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

- Số điện thoại liên hệ: 028.3743.1373 hoặc 0702183171

- Thời gian làm việc của bảo hiểm thất nghiệp Quận 9 là từ thứ 2 đến thứ 6 trừ các ngày nghỉ lễ, Tết.

+ Giờ làm việc buổi sáng: Từ 8h00 đến 12h00

+ Giờ làm việc buổi chiều: Từ 14h00 đến 17h00

Người lao động lưu ý đến vào giờ hành chính để được hỗ trợ giải quyết công việc và chế độ bảo hiểm thất nghiệp nhanh nhất, tránh việc chờ đợi. Ngoài ra, người lao động cũng có thể liên hệ qua số điện thoại đường dây nóng: 028.3743.1373 để được giải đáp các thắc mắc trong giờ làm việc.

Ngoài ra, người lao động đang làm việc ở Quận 9 cũng có thể nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp ở các địa bàn khác trên Tp. Hồ Chí Minh như:

1. Trung tâm dịch vụ việc làm Thành phố: 153 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.17 Q. Bình Thạnh.

2. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 4: 249 Tôn Đản , P.15

3. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 6: 743/34 Hồng Bàng, P.6

4. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận Tân Bình: 456 Trường Chinh, P. 13

5. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 12: 803 Nguyễn Văn Quá, Phường. Đồng Hưng Thuận

6. Cơ Sở 2 Củ Chi : Đường 458, ấp Thạnh An, xã Trung An.

Người lao động có thể kết nối zalo điểm tiếp nhận thông tin của Trung tâm dịch vụ việc làm Thành phố Hồ Chí Minh để được cập nhật và tư vấn thêm thông tin:

số zalo

Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp huyện Củ Chi Tp. Hồ Chí Minh ở đâu?

Nộp bảo hiểm thất nghiệp Quận 9 Tp. Hồ Chí Minh là ở đâu?

Công thức tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hiện nay như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm 2013 quy định mức hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:

Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
3. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.

Theo đó, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo công thức sau:

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng = 60% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp

Quy trình giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh ra sao?

Căn cứ theo Quy trình 9 Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 403/QĐ-UBND năm 2020 có quy định về trình tự xử lý hồ sơ như sau:

Bước công việc

Nội dung công việc

Trách nhiệm

Thời gian

Hồ sơ/biểu mẫu

Diễn giải






B1



Nộp hồ sơ


Cá nhân



Giờ hành chính


Theo mục I

Thành phần hồ sơ theo mục I



Kiểm tra hồ sơ




Nhân viên Bộ phận Một cửa



BM 01

BM 02

BM 03


+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, lập Giấy biên nhận và hẹn trả kết quả theo BM 01 trao cho người nộp hồ sơ, thực hiện tiếp B2.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo BM 02.

+ Trường hợp từ chối tiếp nhận hồ sơ: Lập Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ theo BM 03.



B2

Tiếp nhận hồ sơ

Nhân viên Bộ phận Một cửa

0,5 ngày làm việc (04 giờ)

Theo mục I

BM 01

Scan dữ liệu, thông tin hồ sơ, chuyển hồ sơ cho phòng chuyên môn


B3

Phân công thụ lý hồ sơ

Lãnh đạo phòng chuyên môn

02 ngày làm việc

Theo mục I

BM 01

Lãnh đạo phòng phân công hồ sơ cho chuyên viên Tổ thẩm định

B4

Thẩm định hồ sơ

Nhân viên

Tổ thẩm định

7,5 ngày làm việc

Theo mục I

Hồ sơ trình

- Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ.

- Tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN).

B5

Đề xuất kết quả giải quyết

Nhân viên tổ xử lý quyết định

04 ngày làm việc

Hồ sơ trình

Dự thảo Quyết định hoặc văn bản trả

- Dự thảo Quyết định trợ cấp thất nghiệp, Phụ lục. hoặc văn bản trả lời từ chối giải quyết trợ cấp thất nghiệp.

- Nhận thẻ BHYT và thẻ ATM

B6

Xem xét, trình ký

Lãnh đạo Trung tâm

02 ngày làm việc

Hồ sơ trình

Dự thảo Quyết định hoặc văn bản trả lời

Lãnh đạo Trung tâm xem xét, ký nháy Quyết định hoặc văn bản trả lời từ chối giải quyết trợ cấp thất nghiệp để trình Lãnh đạo Sở ký duyệt

B7

Ký duyệt

Lãnh đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

02 ngày làm việc

Hồ sơ trình

Dự thảo Quyết định hoặc văn bản trả lời

Lãnh đạo Sở xem xét và Ký duyệt quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc văn bản trả lời.

B8

Ban hành văn bản

Văn thư văn phòng Sở

02 ngày làm việc

Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc văn bản trả lời

Văn thư thực hiện đóng dấu, chuyển quyết định hoặc văn bản trả lời cho Bộ phận môt cửa Trung tâm

B9

Trả kết quả, lưu hồ sơ, thống kê và theo dõi

Bộ phận Một cửa

Theo giấy hẹn

Kết quả

- Trả quyết định hưởng TCTN, thẻ BHYT, thẻ ATM cho người lao động

- Thống kê và theo dõi

Giải thích mã hiệu biểu mẫu:

STT

Mã hiệu

Tên biểu mẫu

1

BM 01

Mẫu Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.

2

BM 02

Mẫu Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ

3

BM 03

Mẫu Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ

4

BM 04

Mẫu Văn bản Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp

5

BM 05

Mẫu Quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp

Xem chi tiết Quyết định 403/QĐ-UBND năm 2020: TẢI VỀ.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào