Nông nghiệp xanh là gì? Mô hình nông nghiệp xanh như thế nào? Công việc của Điều tra nông nghiệp hạng 2 là gì?
Nông nghiệp xanh là gì? Mô hình nông nghiệp xanh như thế nào?
Nông nghiệp xanh là một phương pháp sản xuất nông nghiệp bền vững, tập trung vào việc bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động tiêu cực đến hệ sinh thái và sức khỏe con người. Mục tiêu của nông nghiệp xanh là tạo ra các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, đồng thời duy trì và phát triển bền vững nguồn lực tự nhiên.
Một số mô hình nông nghiệp xanh phổ biến:
- Trồng rau thủy canh (Hydroponics):
+ Sử dụng nước và dung dịch dinh dưỡng thay vì đất để trồng cây.
+ Giúp tiết kiệm nước và không gian, đồng thời giảm thiểu việc sử dụng hóa chất.
- Nuôi trồng thủy canh kết hợp nuôi cá (Aquaponics):
+ Kết hợp giữa trồng rau thủy canh và nuôi cá trong một hệ thống tuần hoàn khép kín.
+ Chất thải từ cá được sử dụng làm phân bón cho cây, và cây giúp lọc sạch nước cho cá.
- Nông trại trên tòa nhà chọc trời (Vertical Farming):
+ Sử dụng các tòa nhà cao tầng để trồng cây theo chiều dọc.
+ Tối ưu hóa không gian và năng lượng, giảm thiểu việc sử dụng đất nông nghiệp truyền thống.
- Du lịch gắn với nông nghiệp xanh:
+ Kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp và du lịch sinh thái.
+ Tạo ra trải nghiệm du lịch độc đáo và tăng thu nhập cho người nông dân.
- Cánh đồng mẫu lớn:
+ Áp dụng công nghệ cao và quy trình sản xuất hiện đại trên diện tích lớn.
+ Tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, đồng thời bảo vệ môi trường.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Nông nghiệp xanh là gì? Mô hình nông nghiệp xanh như thế nào? (Hình từ Internet)
Điều tra nông nghiệp hạng 2 phải thực hiện những công việc gì?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Điều tra nông nghiệp hạng 2 quy định tại Phụ lục IV Ban hành kèm theo Thông tư 11/2023/TT-BNNPTNT, Điều tra nông nghiệp hạng 2 phải thực hiện những công việc như sau:
STT | Nhiệm vụ, mảng công việc | Công việc cụ thể | Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc |
2.1 | Xây dựng văn bản | Tham gia ý kiến sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về …… (lĩnh vực chuyên ngành của vị trí việc làm). | Ý kiến tham gia có chất lượng. |
2.2 | Triển khai thực hiện văn bản | Chủ trì tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, phát hiện, ngăn ngừa và xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất với cấp trên xử lý các hành vi vi phạm các quy định pháp luật chuyên ngành ….. (lĩnh vực chuyên ngành của vị trí việc làm). | Hoạt động tuyên truyền, phổ biến đúng kế hoạch; nội dung hướng dẫn thực hiện theo quy định, đảm bảo chất lượng, hoàn thành đúng tiến độ. |
2.3 | Kiểm tra thực hiện văn bản | Tham gia kiểm tra và giải quyết những tranh chấp, khiếu nại về chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành thuộc lĩnh vực được giao khi có yêu cầu. | Báo cáo kiểm tra phản ánh chính xác, đầy đủ nội dung, thông tin theo yêu cầu. Các tranh chấp, khiếu nại (nếu có) được giải quyết dứt điểm. |
2.4 | Thực hiện hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ | - Chủ trì xây dựng kế hoạch, phương án kỹ thuật về ….. (lĩnh vực chuyên ngành của vị trí việc làm); tổ chức thực hiện kế hoạch, phương án tại địa bàn, lĩnh vực được giao; - Chủ trì tổ chức điều tra, thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu, thông tin, đánh giá tình hình, tổng kết, rút kinh nghiệm về ... (lĩnh vực chuyên ngành của vị trí việc làm) trong địa bàn hoặc lĩnh vực được giao; trên cơ sở đó đề xuất chủ trương, biện pháp bổ sung sửa đổi các quy trình, quy phạm kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên ngành được giao. - Chủ trì hoặc tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về ... (lĩnh vực chuyên ngành của vị trí việc làm); triển khai áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ về chuyên ngành, lĩnh vực được giao; - Chủ trì hoặc tham gia xây dựng mục tiêu, chương trình, nội dung, biên soạn tài liệu và tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ cho viên chức chức danh nghề nghiệp hạng III, hạng IV. | Đảm bảo quy trình công tác; hoàn thành công việc đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả. |
2.5 | Phối hợp thực hiện. | Phối hợp với các đơn vị, cá nhân liên quan triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyên môn thuộc lĩnh vực chuyên ngành được giao. | Nội dung phối hợp được hoàn thành đạt chất lượng, theo đúng tiến độ kế hoạch. |
2.6 | Thực hiện chế độ hội họp. | Tham dự các cuộc họp, hội nghị, hội thảo liên quan đến công tác chuyên môn được phân công. | Tham dự các cuộc họp, hội nghị, hội thảo đầy đủ, chuẩn bị tài liệu và ý kiến phát biểu theo yêu cầu. |
2.7 | Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác của cá nhân. | Chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác của cá nhân. | Kế hoạch công tác của cá nhân được xây dựng theo đúng kế hoạch công tác của đơn vị và báo cáo cấp có thẩm quyền để thực hiện. |
2.8 | Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của lãnh đạo cơ quan, đơn vị. |
Yêu cầu về trình độ của Điều tra nông nghiệp hạng 2 là gì?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Điều tra nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản hạng 2 quy định tại Phụ lục IV Ban hành kèm theo Thông tư 11/2023/TT-BNNPTNT, Điều tra nông nghiệp hạng 2 phải đáp ứng yêu cầu về trình độ như sau:
Nhóm yêu cầu | Yêu cầu cụ thể |
Trình độ đào tạo | Chuyên môn nghiệp vụ: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành, chuyên ngành phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm. |
Bồi dưỡng, chứng chỉ | Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành của vị trí việc làm. |
Kinh nghiệm (thành tích công tác) | Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp chuyên ngành của vị trí việc làm. Có kinh nghiệm công tác đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm. |
Phẩm chất cá nhân | - Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, quy định của cơ quan; - Tinh thần trách nhiệm cao với công việc, với tập thể, phối hợp công tác tốt; - Trung thực, thẳng thắn, cẩn thận, bảo mật thông tin; - Khả năng đoàn kết nội bộ; - Chịu được áp lực trong công việc; - Tập trung, sáng tạo, tư duy độc lập và logic. |
Các yêu cầu khác | - Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của ngành; - Nắm vững các văn bản pháp luật chuyên ngành ... (chuyên ngành của vị trí việc làm) và quy định pháp luật khác có liên quan; nắm được những điểm cơ bản của pháp luật quốc tế chuyên ngành ... (chuyên ngành của vị trí việc làm); - Vận dụng tốt các kiến thức cơ bản và nâng cao về ngành, lĩnh vực vào công việc chuyên môn đảm nhiệm; - Có năng lực nghiên cứu khoa học, nắm vững những thành tựu khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong và ngoài nước liên quan đến chuyên ngành của vị trí việc làm; chủ trì hoặc tham gia công trình nghiên cứu khoa học hoặc đề án đã được Hội đồng khoa học cấp bộ hoặc cấp tỉnh công nhận và đưa vào áp dụng có hiệu quả |