Nội quy lao động đã được đăng ký phải được gửi đến nơi nào khi doanh nghiệp có các chi nhánh đặt ở nhiều địa bàn khác nhau?

Cho tôi hỏi đơn vị nào phải đăng ký nội quy lao động? Nội quy lao động đã được đăng ký phải được gửi đến nơi nào khi doanh nghiệp có các chi nhánh đặt ở nhiều địa bàn khác nhau? Câu hỏi của anh Nhân (Yên Bái).

Đơn vị nào phải đăng ký nội quy lao động?

Tại khoản 1 Điều 119 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Đăng ký nội quy lao động
1. Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải đăng ký nội quy lao động tại cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người sử dụng lao động đăng ký kinh doanh.
...

Đồng thời, tại khoản 1 Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP cũng quy định:

Nội quy lao động
1. Người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản, nếu sử dụng dưới 10 người lao động thì không bắt buộc ban hành nội quy lao động bằng văn bản nhưng phải thỏa thuận nội dung về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất trong hợp đồng lao động.
...

Như vậy doanh nghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải đăng ký nội quy lao động. Doanh nghiệp đăng ký nội quy lao động tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh.

Nội quy lao động đã được đăng ký phải được gửi đến nơi nào khi doanh nghiệp có các chi nhánh đặt ở nhiều địa bàn khác nhau?

Nội quy lao động đã được đăng ký phải được gửi đến nơi nào khi doanh nghiệp có các chi nhánh đặt ở nhiều địa bàn khác nhau?

Nội quy lao động đã được đăng ký phải được gửi đến nơi nào khi doanh nghiệp có các chi nhánh đặt ở nhiều địa bàn khác nhau?

Tại khoản 4 Điều 119 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Đăng ký nội quy lao động
...
4. Người sử dụng lao động có các chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh đặt ở nhiều địa bàn khác nhau thì gửi nội quy lao động đã được đăng ký đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh.
5. Căn cứ điều kiện cụ thể, cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ủy quyền cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc đăng ký nội quy lao động theo quy định tại Điều này.

Theo đó, doanh nghiệp có các chi nhánh đặt ở nhiều địa bàn khác nhau thì gửi nội quy lao động đã được đăng ký đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh.

Mặt khác, theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh gồm có các sở và cơ quan tương đương sở.

Theo đó, dẫn chiếu đến quy định tại khoản 11 Điều 8 Nghị định 24/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 107/2020/NĐ-CP có quy định:

Các sở được tổ chức thống nhất ở các địa phương
...
11. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Lao động, tiền lương và việc làm trong khu vực doanh nghiệp; giáo dục nghề nghiệp (trừ các trường sư phạm); bảo hiểm xã hội; an toàn, vệ sinh lao động; người có công; bảo trợ xã hội; trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội.

Theo đó, cơ quan chuyên môn về lao động ở đây là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Như vậy, doanh nghiệp có các chi nhánh đặt ở nhiều địa bàn khác nhau thì gửi nội quy lao động đã được đăng ký đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đặt chi nhánh.

Quy định về các ngày nghỉ hằng tuần có cần phải đưa vào trong nội quy lao động hay không?

Tại điểm a khoản 2 Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Nội quy lao động
Nội quy lao động tại Điều 118 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
...
2. Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động gồm những nội dung chủ yếu sau:
a) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: quy định thời giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trong 01 tuần; ca làm việc; thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc ca làm việc; làm thêm giờ (nếu có); làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt; thời điểm các đợt nghỉ giải lao ngoài thời gian nghỉ giữa giờ; nghỉ chuyển ca; ngày nghỉ hằng tuần; nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương;
b) Trật tự tại nơi làm việc: quy định phạm vi làm việc, đi lại trong thời giờ làm việc; văn hóa ứng xử, trang phục; tuân thủ phân công, điều động của người sử dụng lao động;
c) An toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc: trách nhiệm chấp hành các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ; sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân, các thiết bị bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; vệ sinh, khử độc, khử trùng tại nơi làm việc;
...

Như vậy, theo quy định trên thì quy định về các ngày nghỉ hằng tuần là một trong những nội dung bắt buộc phải được ghi nhận trong nội quy lao động.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào