Những việc công chứng viên không được làm với người yêu cầu công chứng là gì? Công chứng viên vi phạm sẽ bị xử lý thế nào?

Cho tôi hỏi theo quy tắc đạo đức nghề nghiệp hiện nay thì có những việc công chứng viên không được làm với người yêu cầu công chứng là gì? Công chức viên vi phạm sẽ bị xử lý thế nào? Các cơ quan nào có trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát việc tuân thủ Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng? Câu hỏi của anh Khoa (Tp.HCM).

Những việc công chứng viên không được làm với người yêu cầu công chứng là gì?

Căn cứ theo Điều 9 Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng ban hành kèm theo Thông tư 11/2012/TT-BTP thì những việc công chứng viên không được làm với người yêu cầu công chứng gồm có:

(1) Sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng.

(2) Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ người yêu cầu công chứng ngoài phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác đã được quy định, xác định, thoả thuận.

(4) Nhận tiền hoặc bất kỳ lợi ích vật chất nào khác từ người thứ ba để thực hiện hoặc không thực hiện việc công chứng dẫn tới hậu quả gây thiệt hại đến lợi ích chính đáng của người yêu cầu công chứng và các bên liên quan.

(4) Sử dụng thông tin biết được từ việc công chứng để mưu cầu lợi ích cá nhân.

(5) Thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội.

(6) Đưa ra những lời hứa hẹn nhằm lôi kéo người yêu cầu công chứng hoặc tự ý thu tăng hoặc giảm phí công chứng, thù lao công chứng so với quy định và sự thỏa thuận.

(7) Công chứng các hợp đồng, giao dịch có liên quan về mặt lợi ích giữa công chứng viên và người yêu cầu công chứng.

(8) Thông đồng, tạo điều kiện cho người yêu cầu công chứng xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.

(9) Trả tiền hoa hồng, chiết khấu cho người yêu cầu công chứng hoặc người môi giới.

(10) Câu kết với người yêu cầu công chứng, những người có liên quan làm sai lệch nội dung của văn bản công chứng và hồ sơ đã công chứng.

Những việc công chứng viên không được làm với người yêu cầu công chứng

Những việc công chứng viên không được làm với người yêu cầu công chứng (Hình từ Internet)

Công chứng viên vi phạm quy định về những việc không được làm với người yêu cầu công chứng thì bị xử lý thế nào?

Căn cứ theo Điều 15 Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng ban hành kèm theo Thông tư 11/2012/TT-BTP có quy định:

Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Công chứng viên gương mẫu trong thực hiện Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng thì được Nhà nước, tổ chức xã hội nghề nghiệp công chứng viên ghi nhận và vinh danh.
2. Công chứng viên thực hiện không đúng Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị nhắc nhở, phê bình, khiển trách, xử lý kỷ luật theo Điều lệ của tổ chức xã hội nghề nghiệp của công chứng viên, bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật./.

Theo đó trường hợp công chức viên thực hiện không đúng theo quy định về những việc không được làm với người yêu cầu công chứng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị nhắc nhở, phê bình, khiển trách, xử lý kỷ luật theo Điều lệ của tổ chức xã hội nghề nghiệp của công chứng viên, bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Các cơ quan nào có trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát việc tuân thủ Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng?

Căn cứ theo Điều 14 Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng ban hành kèm theo Thông tư 11/2012/TT-BTP quy định như sau:

Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng
1. Vụ trưởng Vụ Bổ trợ tư pháp, Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát việc tuân thủ Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng trong phạm vi toàn quốc.
2. Giám đốc Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng đối với công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng trong phạm vi địa phương quản lý.
3. Tổ chức xã hội nghề nghiệp công chứng có trách nhiệm giám sát việc thực hiện Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng đối với công chứng viên trong tổ chức mình.
4. Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm giám sát việc thực hiện Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng đối với công chứng viên tại tổ chức mình.

Theo đó thì các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát việc tuân thủ Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng gồm:

- Vụ trưởng Vụ Bổ trợ tư pháp, Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp;

- Giám đốc Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Tổ chức xã hội nghề nghiệp công chứng;

- Tổ chức hành nghề công chứng.

Cụ thể về trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc tuân thủ Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng được thực hiện theo quy định nêu trên.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào