Những ngành nghề nào khi đơn phương chấm dứt hợp đồng, người sử dụng lao động phải báo trước 120 ngày?

Cho tôi hỏi những ngành nghề nào khi đơn phương chấm dứt hợp đồng, người sử dụng lao động phải báo trước 120 ngày? Người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước khi nào? Câu hỏi của anh Nghĩa (Bình Phước).

Những ngành nghề nào khi đơn phương chấm dứt hợp đồng, người sử dụng lao động phải báo trước 120 ngày?

Tại điểm d khoản 2 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
...
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và g khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau:
...
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù
Ngành, nghề, công việc đặc thù và thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại điểm d khoản 1 Điều 35 và điểm d khoản 2 Điều 36 của Bộ luật Lao động như sau:
1. Ngành, nghề, công việc đặc thù gồm:
a) Thành viên tổ lái tàu bay; nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay, nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không; nhân viên điều độ, khai thác bay;
b) Người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
c) Thuyền viên thuộc thuyền bộ làm việc trên tàu Việt Nam đang hoạt động ở nước ngoài; thuyền viên được doanh nghiệp Việt Nam cho thuê lại làm việc trên tàu biển nước ngoài;
d) Trường hợp khác do pháp luật quy định.
2. Khi người lao động làm ngành, nghề, công việc quy định tại khoản 1 Điều này đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với những người lao động này thì thời hạn báo trước như sau:
a) Ít nhất 120 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên;
b) Ít nhất bằng một phần tư thời hạn của hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng.

Như vậy, người sử dụng lao động phải báo trước 120 ngày khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với các công việc đặc thù sau đây:

- Thành viên tổ lái tàu bay;

- Nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay, nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không;

- Nhân viên điều độ, khai thác bay;

- Người quản lý doanh nghiệp

- Thuyền viên thuộc thuyền bộ làm việc trên tàu Việt Nam đang hoạt động ở nước ngoài;

- Thuyền viên được doanh nghiệp Việt Nam cho thuê lại làm việc trên tàu biển nước ngoài;

- Một số trường hợp khác do pháp luật quy định.

Lưu ý: Thời hạn báo trước 120 ngày chỉ áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên.

Trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng thì thời gian báo trước ít nhất bằng một phần tư thời hạn của hợp đồng.

Những ngành nghề nào khi đơn phương chấm dứt hợp đồng, người sử dụng lao động phải báo trước 120 ngày?

Những ngành nghề nào khi đơn phương chấm dứt hợp đồng, người sử dụng lao động phải báo trước 120 ngày? (Hình từ Internet)

Người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước khi nào?

Tại khoản 3 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
...
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;
đ) Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
e) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
...
3. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại điểm d và điểm e khoản 1 Điều này thì người sử dụng lao động không phải báo trước cho người lao động.

Như vậy theo quy định trên có 2 trường hợp người sử dụng lao động không cần thông báo trước về việc cho người lao động nghỉ việc đó là

- Người lao động đến tuổi nghỉ hưu

- Người lao động tự ý nghỉ việc quá 5 ngày mà không có lý do chính đáng.

Có phải trả trợ cấp thôi việc khi đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động?

Tại Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:

Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
...

Theo đó, trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo khoản 10 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động khi:

- Người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên;

- Không thuộc trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu;

- Không trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động do người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào