Những lễ hội ở Việt Nam vào mùa Thu? Người lao động được nhận lương làm thêm vào các ngày nghỉ lễ là bao nhiêu?

Cho tôi hỏi Việt Nam có những lễ hội nào mùa Thu? Làm việc vào các ngày nghỉ lễ thì người lao động sẽ được nhận mức lương là bao nhiêu? Câu hỏi của anh H.V.B (Ninh Thuận).

Những lễ hội ở Việt Nam vào mùa Thu?

Một số lễ hội ở Việt Nam vào mùa Thu như sau:

Tết Trung thu ở Hội An

Phố cổ Hội An, nơi được công nhận là di sản văn hóa thế giới, là địa danh đáng ghé thăm dành cho Tết Trung Thu. Vào dịp này, đường phố Hội An nhộn nhịp với muôn vàn màn trình diễn, triển lãm nghệ thuật và màu sắc sặc sỡ ở khắp mọi nơi, từ bờ sông Thu Bồn đến cầu Nhật Bản.

Du khách sẽ choáng ngợp khi lạc vào thế giới đèn lồng lung linh tuyệt đẹp tại đây. Bạn cũng đừng bỏ lỡ cơ hội thả đèn hoa đăng ở Hội An, cầu nguyện những điều tốt đẹp dành cho gia đình cùng những người thân yêu của mình nhân ngày sum vầy.

Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương)

Từ ngày 15 đến 20 tháng Tám âm lịch hằng năm, du khách thập phương hành hương về vùng đất Côn Sơn - Kiếp Bạc (thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương) để hòa mình vào nghi lễ truyền thống còn lưu giữ qua nhiều thế kỷ.

Phần lễ rước được tổ chức long trọng cùng trống hội và múa rồng. Ở phần này, du khách sẽ được nghe diễn văn tưởng niệm nhắc lại công lao to lớn của Trần Hưng Đạo trong cuộc chiến chống giặc Nguyên Mông.

Sau lễ rước tưởng niệm trên sông Lục Đầu, lễ hội tái hiện lại trận chiến bằng thuyền của cuộc chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông. Đây là một nội dung của nghi lễ truyền thống với chiến thắng lịch sử Côn Sơn - Kiếp Bạc.

Mùa tam giác mạch Đồng Văn (Hà Giang)

Mùa tam giác mạch bắt đầu từ cuối tháng Chín đến hết tháng Mười âm lịch. Trong thời gian này, lễ hội kéo dài 3 ngày sẽ được tổ chức tại các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc của tỉnh Đồng Văn. Lễ hội nhằm tôn vinh giá trị văn hóa đặc sắc của vùng cao nguyên đá Đồng Văn thông qua hình ảnh hoa tam giác mạch.

Có nhiều hoạt động văn hóa hấp dẫn trong lễ hội như triển lãm về hoa và các sản phẩm làm từ hoa tam giác mạch, lễ hội rượu tam giác mạch… Đồng thời, đây là dịp để du khách trải nghiệm thú vui chơi đặc trưng của đồng bào các dân tộc.

Booking.com gợi ý du khách có thể lựa chọn trải nghiệm lưu trú tại Ma Le homestay. Đó là ngôi nhà truyền thống 200 năm tuổi của dân tộc Giáy, được xây dựng từ gỗ và đất sét pha mật ong.

Lễ hội Katê của người Chăm (Ninh Thuận)

Đây là lễ hội dân gian thiêng liêng đặc sắc và rất quan trọng của đồng bào dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, cũng là lễ hội lớn và đông vui nhất tại đây. Lễ hội được tổ chức vào ngày đầu tiên của tháng 7 theo lịch Chăm, thường vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 dương lịch và kéo dài trong 3 ngày để tỏ lòng biết ơn đối với các anh hùng dân tộc, tổ tiên, các vị vua và các vị thần của người Chăm.

Những người tham gia sự kiện mặc trang phục truyền thống, hát các bài hát truyền thống và nhảy múa theo các làn điệu. Màu sắc đa dạng, âm nhạc lôi cuốn và màn khiêu vũ đầy mê hoặc đủ để khiến bạn say mê văn hóa của vùng đất này.

“Những du khách muốn tận hưởng không khí bãi biển khi đến Bình Thuận có thể đặt phòng nghỉ tại Hòn Cò Resort và tận hưởng bãi biển riêng và tuyệt đẹp của resort trong suốt kỳ nghỉ”, trang Booking.com gợi ý.

Hội chùa Keo (Nam Định)

Chùa Keo thuộc tỉnh Nam Định, là ngôi chùa cổ kính nhất Việt Nam với kiến trúc 400 năm tuổi. Từ ngày 8 đến 16 tháng Chín âm lịch, tại đây diễn ra lễ hội đánh dấu ngày sinh của thiền sư Không Lộ, một nhà hiền triết Phật giáo nổi tiếng. Lễ hội được mở chính thức trong 3 ngày, từ ngày 13 đến ngày 15 tháng Chín âm lịch.

Đến nay, Lễ hội chùa Keo vẫn bảo tồn các nghi lễ cổ như: Trình Phật, Thánh, Phụng nghinh, phục miều (triều y), dựng phan (phướn); đồng thời, duy trì nhiều trò chơi, loại hình diễn xướng dân gian như: Bơi trải, cò cốc, rước đèn kéo quân, cờ tướng, leo cầu ngô bắt vịt, múa sư tử… Trong đó, độc đáo nhất là môn thể thao dân gian bơi trải, giải đua diễn ra vào các ngày 12 và 15-9.

Ngoài các lễ hội nói trên thì còn rất nhiều lễ hội truyền thống khác ở các địa phương trên cả nước.

Những lễ hội ở Việt Nam vào mùa Thu? Người lao động được nhận lương làm thêm vào các ngày nghỉ lễ là bao nhiêu?

Những lễ hội ở Việt Nam vào mùa Thu? Người lao động được nhận lương làm thêm vào các ngày nghỉ lễ là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Vào lễ hội truyền thống nào thì người lao động sẽ được nghỉ làm?

Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Theo quy định trên, người lao động sẽ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 06 dịp lễ, tết trong năm là:

- Tết Dương lịch;

- Tết Âm lịch;

- Ngày Chiến thắng;

- Ngày Quốc tế lao động;

- Quốc khánh;

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

Như vậy, người lao động sẽ được nghỉ làm 01 ngày vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Do đó, Lễ hội đền Hùng cũng là ngày lễ mà người lao động được nghỉ.

Người lao động được nhận lương làm thêm vào các ngày nghỉ lễ là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, theo quy định trên, người lao động đi làm dịp lễ thì được hưởng mức lương như sau:

- Làm việc vào ban ngày: Nhận ít nhất 400% lương.

- Làm việc vào ban đêm: Nhận ít nhất 490% lương.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào