Những giấy tờ gì trong hồ sơ xin việc cần công chứng, chứng thực?

Cho tôi hỏi những giấy tờ nào trong hồ sơ xin việc cần công chứng, chứng thực? Câu hỏi từ chị Diễm (Bình Dương).

Những giấy tờ gì trong hồ sơ xin việc cần công chứng, chứng thực?

Một bộ hồ sơ xin việc cần có những giấy tờ sau:

- CV xin việc, Đơn xin việc;

- Sơ yếu lý lịch;

- Giấy khám sức khỏe;

- Bản photo chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân;

- Bản photo sổ hộ khẩu;

- Bản photo giấy khai sinh;

- Bản photo bằng tốt nghiệp và chứng chỉ liên quan,...

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 quy định về công chứng như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
...

Căn cứ khoản 1,2,3, khoản 4 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định các loại chứng thực như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Cấp bản sao từ sổ gốc” là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
2. “Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
3. “Chứng thực chữ ký” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.
4. “Chứng thực hợp đồng, giao dịch” là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
...

Theo các quy định trên thì CV xin việc và đơn xin việc không cần phải công chứng, chứng thực mà chỉ yêu cầu chứng thực các loại giấy tờ sau tại cơ quan có thẩm quyền:

- Sơ yếu lý lịch (chứng thực chữ ký);

- Bản photo chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân (Chứng thực bản sao từ bản chính);

- Bản photo sổ hộ khẩu (Chứng thực bản sao từ bản chính);

- Bản photo giấy khai sinh (Chứng thực bản sao từ bản chính);

- Bản photo bằng tốt nghiệp và chứng chỉ liên quan... (Chứng thực bản sao từ bản chính).

Những giấy tờ gì trong hồ sơ xin việc cần công chứng, chứng thực?

Những giấy tờ gì trong hồ sơ xin việc cần công chứng, chứng thực? (Hình từ Internet)

Chứng thực hồ sơ xin việc ở đâu?

Căn cứ Điều 10 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về địa điểm chứng thực như sau:

Địa điểm chứng thực
1. Việc chứng thực được thực hiện tại trụ sở cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực, trừ trường hợp chứng thực di chúc, chứng thực hợp đồng, giao dịch, chứng thực chữ ký mà người yêu cầu chứng thực thuộc diện già yếu, không thể đi lại được, đang bị tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác.
2. Khi thực hiện chứng thực phải ghi rõ địa điểm chứng thực; trường hợp chứng thực ngoài trụ sở phải ghi rõ thời gian (giờ, phút) chứng thực.
3. Cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực phải bố trí người tiếp nhận yêu cầu chứng thực các ngày làm việc trong tuần; phải niêm yết công khai lịch làm việc, thẩm quyền, thủ tục, thời gian giải quyết và lệ phí, chi phí chứng thực tại trụ sở của cơ quan, tổ chức.

Theo đó người lao động có thể đi chứng thực hồ sơ xin việc tại:

- Uỷ ban nhân dân cấp xã;

- Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng;

- Phòng tư pháp cấp huyện.

Lưu ý: Người làm hồ sơ xin việc có thể đến các cơ quan, tổ chức này ở bất kỳ địa phương nào để chứng thực mà không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu (căn cứ khoản 5 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP).

Chứng thực hồ sơ xin việc hết bao nhiêu tiền?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 226/2016/TT-BTC quy định về mức thu phí chứng thực theo bảng sau đây:

Nội dung thu

Mức thu

Phí chứng thực bản sao từ bản chính

2.000 đồng/trang. Từ trang thứ ba trở lên thu 1.000 đồng/trang, nhưng mức thu tối đa không quá 200.000 đồng/bản. Trang là căn cứ để thu phí được tính theo trang của bản chính

Phí chứng thực chữ ký

10.000 đồng/trường hợp. Trường hợp được hiểu là một hoặc nhiều chữ ký trong cùng một giấy tờ, văn bản

Theo đó: phí chứng thực đối với hồ sơ xin việc như sau:

- Sơ yếu lý lịch: 10.000 đồng/trường hợp. Trường hợp được hiểu là một hoặc nhiều chữ ký trong cùng một giấy tờ, văn bản.

- Bản photo chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân; Bản photo sổ hộ khẩu ; Bản photo giấy khai sinh; Bản photo bằng tốt nghiệp và chứng chỉ liên quan... : 2.000 đồng/trang. Từ trang thứ ba trở lên thu 1.000 đồng/trang, nhưng mức thu tối đa không quá 200.000 đồng/bản. Trang là căn cứ để thu phí được tính theo trang của bản chính.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào