Nhiệm vụ của Chuyên viên chính về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế là gì?
- Chuyên viên chính về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế phải thực hiện những nhiệm vụ gì?
- Quyền người giữ chức vụ Chuyên viên chính về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế là gì?
- Chuyên viên chính về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế phải có năng lực như thế nào?
Chuyên viên chính về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế phải thực hiện những nhiệm vụ gì?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên chính về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế quy định tại Phụ lục VIII Ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP, Chuyên viên chính về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế phải thực hiện những nhiệm vụ như sau:
Nhiệm vụ, mảng công việc | Công việc cụ thể |
Xây dựng văn bản | Tham gia xây dựng dự án, dự thảo văn bản QPPL, đề án, chương trình về công tác phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế. Hoặc đối với cấp tỉnh: Chủ trì hoặc tham gia xây dựng dự thảo nghị quyết, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế. |
Hướng dẫn | - Chủ trì hoặc tham gia hướng dẫn triển khai thực hiện các quy định Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản quy phạm pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về công tác phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế. - Tổ chức, hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện chế độ, chính sách chuyên môn, nghiệp vụ; đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về công tác phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế. - Chủ trì hoặc tham gia tổ chức các chuyên đề tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, phổ biến kinh nghiệm về công tác phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế. |
Kiểm tra, sơ kết, tổng kết | Chủ trì hoặc tham gia tổ chức sơ kết, tổng kết, kiểm tra, phân tích, đánh giá và báo cáo việc thực hiện các quy định Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản quy phạm pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án của ngành, lĩnh vực về công tác phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế; đề xuất chủ trương, biện pháp, giải pháp khắc phục, xử lý. |
Tham gia thẩm định văn bản | Tham gia thẩm định, góp ý về công tác phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế. |
Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ | - Phòng ngừa tranh chấp đầu tư quốc tế a) Tham gia nghiên cứu, đề xuất, xây dựng chiến lược, đề án, phương án phòng tránh và giảm thiểu tranh chấp quốc tế; b) Chủ trì, tham gia trực tiếp vào việc giải quyết vướng mắc, khiếu nại của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật. c) Tham gia tổ chức, xây dựng tài liệu, làm giảng viên/báo cáo viên tại các hội thảo, tập huấn, phổ biến thông tin về phòng ngừa tranh chấp quốc tế; d) Tham gia tiến hành các hoạt động hợp tác, học tập kinh nghiệm của nước ngoài về phòng tránh, giảm thiểu tranh chấp. d) Tham gia nghiên cứu khoa học về các vấn đề liên quan tới giải quyết tranh chấp quốc tế. - Giải quyết tranh chấp a) Trực tiếp thực hiện giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế mà Bộ, ngành, địa phương được phân công chủ trì: tham gia thương lượng, dàn xếp hòa giải, thỏa thuận các vấn đề thủ tục pháp lý quốc tế, thu thập hồ sơ chứng cứ, hỗ trợ luật sư bên Việt Nam xử lý vấn đề, đề xuất chiến lược tranh tụng cụ thể, xử lý các vấn đề pháp luật trước, trong, sau khi tranh tụng; b) Tham gia giải quyết về mặt pháp lý các tranh chấp đầu tư quốc tế có liên quan tới Việt Nam theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; c) Tham gia nghiên cứu, thực thi phán quyết của Hội đồng trọng tài quốc tế. |
Phối hợp thực hiện | Phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu hoạch định và thực thi chính sách liên quan đến ngành, lĩnh vực nhiệm vụ được phân công. |
Thực hiện nhiệm vụ chung, hội họp | - Tham dự các cuộc họp liên quan đến lĩnh vực chuyên môn ở trong và ngoài đơn vị theo phân công. - Tham dự các cuộc họp đơn vị, họp cơ quan theo quy định. |
Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân | |
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo đơn vị giao. |
Nhiệm vụ của Chuyên viên chính về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế là gì? (Hình từ Internet)
Quyền người giữ chức vụ Chuyên viên chính về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế là gì?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên chính về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế quy định tại Phụ lục VIII Ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP, Chuyên viên chính về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế có các quyền như sau:
TT | Quyền hạn cụ thể |
4.1 | Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao. |
4.2 | Tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị. |
4.3 | Được cung cấp các thông tin chỉ đạo điều hành của tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ được giao theo quy định. |
4.4 | Được yêu cầu cung cấp thông tin và đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao. |
4.5 | Được tham gia các cuộc họp trong và ngoài cơ quan theo sự phân công của thủ trưởng. |
Chuyên viên chính về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế phải có năng lực như thế nào?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên chính về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế quy định tại Phụ lục VIII Ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP, Chuyên viên chính về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế phải có năng lực như sau:
Nhóm năng lực | Tên năng lực | Cấp độ |
Nhóm năng lực chung | Đạo đức và bản lĩnh | 3-4 |
Tổ chức thực hiện công việc | 3-4 | |
Soạn thảo và ban hành văn bản | 3-4 | |
Giao tiếp ứng xử | 3-4 | |
Quan hệ phối hợp | 3-4 | |
Sử dụng công nghệ thông tin | Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt | |
Sử dụng ngoại ngữ | Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt | |
Nhóm năng lực chuyên môn | Khả năng tham mưu xây dựng các văn bản | 3-4 |
Khả năng hướng dẫn thực hiện các văn bản | 3-4 | |
Khả năng kiểm tra việc thực hiện các văn bản | 3-4 | |
Khả năng thẩm định, góp ý các văn bản | 3-4 | |
Khả năng phối hợp thực hiện văn bản | 3-4 | |
Nhóm năng lực quản lý | Tư duy chiến lược | 2-3 |
Quản lý sự thay đổi | 2-3 | |
Ra quyết định | 2-3 | |
Quản lý nguồn lực | 2-3 | |
Phát triển nhân viên | 2-3 |