Nhân viên gác hầm đường sắt làm việc tại những nơi có khối lượng công việc nhiều, liên tục ngày đêm tối đa bao nhiêu giờ?
Số giờ làm việc tối đa của nhân viên gác hầm đường sắt làm việc tại những nơi có khối lượng công việc nhiều, liên tục ngày đêm là bao nhiêu giờ?
Tại điểm c khoản 2 Điều 4 Thông tư 21/2015/TT-BGTVT có quy định:
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của nhân viên đường sắt làm việc theo ban
...
2. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
a) Các chức danh làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, liên tục ngày đêm, thời giờ thực hiện công việc cần thiết thực tế trong ngày là 24 giờ: Thời gian lên ban không quá 06 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 12 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 26 ban hoặc thời gian lên ban không quá 12 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 24 giờ, số ban tối đa trong 1 tháng là 13 ban;
b) Các chức danh làm việc tại những nơi có khối lượng công việc nhiều, bận rộn liên tục ngày đêm có thời giờ thực hiện công việc cần thiết thực tế trong ngày là 24 giờ (không tính thời gian giao nhận ban): Thời gian lên ban không quá 08 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 16 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 22,5 ban; hoặc thời gian lên ban không quá 12 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 24 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 15 ban;
c) Các chức danh làm việc tại những nơi có khối lượng công việc nhiều, liên tục ngày đêm, thời giờ thực hiện công việc cần thiết thực tế trong ngày là 24 giờ: Thời gian lên ban không quá 8 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 16 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 26 ban; hoặc thời gian lên ban không quá 12 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 24 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 17 ban;
...
Theo đó, nhân viên gác hầm đường sắt làm việc tại những nơi có khối lượng công việc nhiều, liên tục ngày đêm, thời giờ thực hiện công việc cần thiết thực tế trong ngày là 24 giờ, trong đó:
- Thời gian lên ban không quá 8 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 16 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 26 ban. Có nghĩa là người lao động làm việc 8 tiếng, sau đó được nghỉ 16 tiếng trước khi bắt đầu ca làm việc mới, hoặc
- Thời gian lên ban không quá 12 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 24 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 17 ban. Có nghĩa là người lao động làm việc 12 tiếng, sau đó được nghỉ 24 tiếng trước khi bắt đầu ca làm việc mới.
Như vậy, số giờ làm việc làm việc tối đa của nhân viên gác hầm đường sắt làm việc tại những nơi có khối lượng công việc nhiều, liên tục ngày đêm là 8 giờ hoặc 12 giờ, đảm bảo số giờ làm việc tối đa trong tháng là 204 giờ.
Nhân viên gác hầm đường sắt làm việc tại những nơi có khối lượng công việc nhiều, liên tục ngày đêm tối đa bao nhiêu giờ? (Hình từ Internet)
Nhân viên gác hầm đường sắt phải thực hiện những nhiệm vụ gì?
Tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT có quy định:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên gác hầm đường sắt
1. Tiêu chuẩn: Có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư này.
2. Nhiệm vụ:
a) Ngăn chặn người không có nhiệm vụ và súc vật xâm nhập phạm vi hầm đường sắt;
b) Kiểm tra, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt thuộc phạm vi hầm đường sắt bảo đảm an toàn;
c) Khi phát hiện hành vi, sự cố có khả năng gây cản trở, gây mất an toàn giao thông đường sắt có trách nhiệm kịp thời báo cho ga gần nhất, lãnh đạo cấp trên trực tiếp để có biện pháp xử lý;
d) Ghi chép đầy đủ nhật ký gác hầm đường sắt;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của quy trình về bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt.
3. Quyền hạn: Được quyền báo hiệu dừng tàu trong trường hợp khẩn cấp uy hiếp trực tiếp đến an toàn chạy tàu.
Như vậy, nhân viên gác hầm đường sắt phải đảm nhận 05 nhiệm vụ trên trong quá trình công tác.
Nhân viên gác hầm đường sắt có được làm công việc của nhân viên gác đường ngang?
Tại điểm k khoản 1 Điều 18 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT có quy định:
Đảm nhiệm chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng
1. Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu được phép làm công việc của các chức danh khác theo sự phân công của người sử dụng lao động theo quy định sau đây:
...
e) Chức danh trưởng dồn được làm công việc của các chức danh gác ghi, ghép nối đầu máy, toa xe;
g) Chức danh lái tàu được làm công việc của chức danh phụ lái tàu;
h) Chức danh gác ghi, ghép nối đầu máy, toa xe được làm chung công việc của nhau;
i) Các chức danh tuần đường, tuần cầu, tuần hầm được làm chung công việc của nhau;
k) Các chức danh gác cầu chung, gác đường ngang, gác hầm được làm chung công việc của nhau.
Như vậy, nhân viên gác hầm đường sắt được làm chung công việc của nhân viên gác đường ngang.