Nhận mức lương tới 66 triệu khi xuất khẩu lao động Úc theo chương trình PALM, cụ thể ra sao?
Nhận mức lương trên 66 triệu khi xuất khẩu lao động Úc theo chương trình PALM, cụ thể ra sao?
Chiều ngày 06/9, Bộ LĐTBXH và Đại sứ quán Australia tại Việt Nam công bố triển khai thực hiện hỗ trợ công dân Việt Nam đi làm việc trong ngành nông nghiệp tại Australia theo Chương trình Di chuyển lao động giữa Australia và Việt Nam (xuất khẩu lao động Úc).
Theo đó, Chính phủ Australia sẽ cho phép tối đa 1.000 lao động Việt Nam làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp tại Australia tại cùng một thời điểm. Người lao động Việt Nam tham gia Chương trình có thể làm công việc ngắn hạn (từ 6 đến 9 tháng) hoặc làm công việc dài hạn (từ 1 đến 4 năm). Vị trí việc làm của người lao động Việt Nam chỉ yêu cầu có kỹ năng nghề thấp đến bán lành nghề trong ngành nông nghiệp như trồng trọt, chế biến thịt, thủy sản (bao gồm nuôi trồng thủy sản) và lâm nghiệp.
Mức lương cơ bản khi xuất khẩu lao động Úc theo Chương trình PALM (chưa trừ chi phí sinh hoạt) từ 3.200 - 4.000 aud/tháng (tương đương khoảng 52,8 - 66 triệu đồng/tháng).
Úc có nền kinh tế phát triển, với nền nông nghiệp hiện đại. Đây là mức thu nhập được đánh giá là cao so với các thị trường tiếp nhận lao động khác.
Xem chi tiết Bộ tiêu chí, quyền lợi, trách nhiệm của NLĐ Việt Nam đi làm việc trong ngành nông nghiệp tại Australia theo chương trình PALM: Tại đây
Nhận mức lương tới 66 triệu khi xuất khẩu lao động Úc theo chương trình PALM, cụ thể ra sao?
Có thể đi xuất khẩu lao động theo những hình thức nào?
Tại Điều 5 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 như sau:
Các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế.
2. Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau đây:
a) Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
b) Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài;
c) Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;.
d) Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
3. Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.
Bên cạnh đó, hiện nay theo pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về khái niệm “xuất khẩu lao động”. Tuy nhiên theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 có giải thích về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên cư trú tại Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật này.
...
Như vậy, xuất khẩu lao động có thể được hiểu là việc công dân Việt Nam từ đủ 18 trở lên cư trú tại Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Theo đó, 3 hình thức xuất khẩu lao động theo quy định mới nhất hiện nay là:
- Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế.
- Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân theo quy định.
- Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.
Xuất khẩu lao động nghiêm cấm thực hiện các hành vi nào?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 141/2005/NĐ-CP quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
- Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở khu vực, nghề và công việc mà pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật nước tiếp nhận lao động cấm.
- Lợi dụng danh nghĩa đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài trái pháp luật.
- Lợi dụng danh nghĩa đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức tuyển chọn, đào tạo, thu tiền của người lao động trái quy định của pháp luật.
- Tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài làm việc mà không đăng ký hợp đồng theo quy định của pháp luật.
- Bỏ trốn ngay sau khi nhập cảnh vào nước tiếp nhận lao động.
- Tự ý bỏ nơi đang làm việc theo hợp đồng lao động.
- Không về nước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo thời hạn quy định của nước sở tại.
- Tổ chức, lôi kéo, kích động, ép buộc người lao động đình công trái pháp luật của nước sở tại.
- Tổ chức môi giới, lôi kéo, dụ dỗ, lừa gạt người lao động Việt Nam ở nước ngoài bỏ nơi làm việc theo hợp đồng lao động.