Nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú có quyền lợi và nghĩa vụ gì?

Khi được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân hoặc Nhà giáo Ưu tú, các thầy cô giáo sẽ có những quyền lợi và nghĩa vụ gì? Thời gian nhà giáo được cử đi học tập trung có được tính thời gian giảng dạy trực tiếp để xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú không?

Nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú có quyền lợi và nghĩa vụ gì?

Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 35/2024/NĐ-CP quy định:

Quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân được phong tặng
1. Cá nhân được phong tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” được nhận Huy hiệu, Bằng chứng nhận của Chủ tịch nước, tiền thưởng và các quyền lợi theo quy định của pháp luật.
2. Có nghĩa vụ giữ gìn hiện vật được khen thưởng.
3. Tiếp tục phát huy phẩm chất đạo đức, không ngừng hoàn thiện tri thức và tài năng sư phạm, hoạt động chuyên môn, là tấm gương sáng cho người học và đồng nghiệp noi theo.

Chiếu theo quy định trên, nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú có các quyền lợi và nghĩa vụ sau đây:

- Được nhận Huy hiệu, Bằng chứng nhận của Chủ tịch nước, tiền thưởng và các quyền lợi theo quy định của pháp luật.

- Phải giữ gìn hiện vật được khen thưởng.

- Tiếp tục phát huy phẩm chất đạo đức, không ngừng hoàn thiện tri thức và tài năng sư phạm, hoạt động chuyên môn, là tấm gương sáng cho người học và đồng nghiệp noi theo.

Nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú có quyền lợi và nghĩa vụ gì?

Nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú có quyền lợi và nghĩa vụ gì?

Đối tượng được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú là những ai?

Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 35/2024/NĐ-CP quy định:

Tiêu chuẩn danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”
Danh hiệu “Nhà giáo nhân dân” để tặng cho cá nhân trung thành với Tổ quốc, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có phẩm chất đạo đức tốt thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này, đã được phong tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú” và đạt được các tiêu chuẩn ...

Bên cạnh đó, Điều 8 Nghị định 35/2024/NĐ-CP cũng có quy định:

Tiêu chuẩn danh hiệu “Nhà giáo ưu tú”
Danh hiệu “Nhà giáo ưu tú” để tặng cho cá nhân trung thành với Tổ quốc, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có phẩm chất đạo đức tốt thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này và đạt được các tiêu chuẩn...

Như vậy, đối tượng được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú là những cá nhân trung thành với Tổ quốc, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có phẩm chất đạo đức tốt, đạt được các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật và thuộc đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 35/2024/NĐ-CP.

Theo đó, khoản 1 Điều 2 Nghị định 35/2024/NĐ-CP quy định những nhà giáo là đối tượng được xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú bao gồm:

- Nhà giáo và cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục làm nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục (sau đây gọi chung là nuôi dạy), giảng dạy trong cơ sở giáo dục theo quy định của Luật Giáo dục;

- Cán bộ quản lý làm nhiệm vụ quản lý tại các cơ quan quản lý giáo dục theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cán bộ quản lý tại cơ quan quản lý giáo dục);

- Cán bộ nghiên cứu giáo dục làm nhiệm vụ nghiên cứu về khoa học giáo dục và đào tạo, giáo dục nghề nghiệp;

- Nhà giáo, cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục, cán bộ quản lý tại cơ quan quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục đã nghỉ hưu theo chế độ bảo hiểm xã hội giữa hai lần xét tặng liền kề với năm xét tặng;

- Nhà giáo, cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục, cán bộ quản lý tại cơ quan quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục đã nghỉ hưu theo chế độ bảo hiểm xã hội tiếp tục là giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý cơ hữu tại các cơ sở giáo dục dân lập và tư thục.

Thời gian nhà giáo được cử đi học tập trung có được tính thời gian giảng dạy trực tiếp để xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 35/2024/NĐ-CP quy định:

Nguyên tắc xét tặng và cách tính thành tích
1. Các thành tích để xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” phải đạt được trong thời gian công tác trong ngành Giáo dục. Không sử dụng thành tích đã được xét và phong tặng các danh hiệu vinh dự Nhà nước bao gồm Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú, Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú, Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú để đề nghị xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”.
2. Thời gian được cơ quan, đơn vị quản lý theo thẩm quyền cử đi học tập trung sau khi được tuyển dụng vào ngành Giáo dục được tính là thời gian công tác trong ngành Giáo dục và không được tính là thời gian trực tiếp giảng dạy.
3. Trong quá trình xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”, nếu cá nhân chuyển đổi vị trí công tác thì xét theo chức danh tại thời điểm cá nhân nộp hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” tại Hội đồng cấp cơ sở.
...

Như vậy, trường hợp nhà giáo được cơ quan, đơn vị quản lý cử đi học tập trung sau khi được tuyển dụng vào ngành Giáo dục thì thời gian học tập trung được tính là thời gian công tác trong ngành Giáo dục nhưng không được tính là thời giang trực tiếp giảng dạy để xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào