Nguyên tắc xét tặng Kỷ niệm chương thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ là gì?
Trao tặng Kỷ niệm chương thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ nhằm mục đích gì?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 12/2024/TT-BNV quy định:
Kỷ niệm chương thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ
Kỷ niệm chương là hình thức khen thưởng của Bộ trưởng Bộ Nội vụ nhằm ghi nhận, động viên đối với cá nhân có công lao, đóng góp, cống hiến vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của Bộ và ngành Nội vụ, bao gồm các loại sau:
1. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngành Tổ chức nhà nước”;
2. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thi đua, Khen thưởng”;
3. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Quản lý nhà nước về Tín ngưỡng, Tôn giáo”;
4. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn thư, Lưu trữ”.
Như vậy, có thể hiểu, Kỷ niệm chương thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ là một hình thức khen thưởng của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Việc trao tặng Kỷ niệm chương này nhằm mục đích ghi nhận, động viên đối với cá nhân có công lao, đóng góp, cống hiến vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của Bộ và ngành Nội vụ.
Theo đó, 04 loại Kỷ niệm chương thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ bao gồm:
- Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngành Tổ chức nhà nước”;
- Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thi đua, Khen thưởng”;
- Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Quản lý nhà nước về Tín ngưỡng, Tôn giáo”;
- Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn thư, Lưu trữ”.
Nguyên tắc xét tặng Kỷ niệm chương thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ là gì?
Nguyên tắc xét tặng Kỷ niệm chương thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ là gì?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 12/2024/TT-BNV quy định:
Nguyên tắc xét tặng Kỷ niệm chương
1. Mỗi loại Kỷ niệm chương chỉ xét tặng một lần cho cá nhân. Trường hợp cá nhân đủ tiêu chuẩn có thể được tặng nhiều loại Kỷ niệm chương. Không có hình thức truy tặng Kỷ niệm chương.
2. Việc xét tặng Kỷ niệm chương đảm bảo chính xác, công bằng, dân chủ, công khai, minh bạch và kịp thời, đúng đối tượng, tiêu chuẩn được quy định tại Thông tư này.
3. Thời gian thi hành kỷ luật không được tính vào thời gian công tác để xét tặng Kỷ niệm chương.
Đối với trường hợp bị kỷ luật oan sai, đã được phục hồi quyền lợi thì thời gian chịu kỷ luật oan sai được tính vào thời gian công tác để xét tặng Kỷ niệm chương.
4. Bộ Nội vụ xét tặng Kỷ niệm chương vào dịp kỷ niệm ngày truyền thống của các ngành hoặc xét tặng đột xuất đối với các trường hợp đặc biệt.
Như vậy, khi xét tặng Kỷ niệm chương thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây:
- Mỗi loại Kỷ niệm chương chỉ xét tặng một lần cho cá nhân. Trường hợp cá nhân đủ tiêu chuẩn có thể được tặng nhiều loại Kỷ niệm chương. Không có hình thức truy tặng Kỷ niệm chương.
- Việc xét tặng Kỷ niệm chương đảm bảo chính xác, công bằng, dân chủ, công khai, minh bạch và kịp thời, đúng đối tượng, tiêu chuẩn được quy định tại Thông tư 12/2024/TT-BNV.
- Thời gian thi hành kỷ luật không được tính vào thời gian công tác để xét tặng Kỷ niệm chương.
Đối với trường hợp bị kỷ luật oan sai, đã được phục hồi quyền lợi thì thời gian chịu kỷ luật oan sai được tính vào thời gian công tác để xét tặng Kỷ niệm chương.
- Bộ Nội vụ xét tặng Kỷ niệm chương vào dịp kỷ niệm ngày truyền thống của các ngành hoặc xét tặng đột xuất đối với các trường hợp đặc biệt.
Đối tượng nào chưa được và không được xét tặng Kỷ niệm chương thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 12/2024/TT-BNV quy định:
Đối tượng chưa được và không được xét tặng Kỷ niệm chương
1. Đối tượng chưa được xét tặng Kỷ niệm chương
a) Cá nhân đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc có liên quan đến các vụ án hình sự mà chưa có kết luận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b) Cá nhân đang trong quá trình điều tra, thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo, có vấn đề tham nhũng, tiêu cực đang được xác minh làm rõ theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định số 98/2023/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng.
2. Đối tượng không được xét tặng Kỷ niệm chương
Cá nhân bị kỷ luật buộc thôi việc, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị khai trừ khỏi Đảng.
Chiếu theo quy định trên, các đối tượng chưa được và không được xét tặng Kỷ niệm chương thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ bao gồm:
Đối tượng chưa được xét tặng Kỷ niệm chương:
- Cá nhân đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc có liên quan đến các vụ án hình sự mà chưa có kết luận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Cá nhân đang trong quá trình điều tra, thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo, có vấn đề tham nhũng, tiêu cực đang được xác minh làm rõ theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2023/NĐ-CP.
Đối tượng không được xét tặng Kỷ niệm chương:
- Cá nhân bị kỷ luật buộc thôi việc;
- Cá nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Cá nhân bị khai trừ khỏi Đảng.
*Thông tư 12/2024/TT-BNV có hiệu lực từ ngày 15/02/2025, thay thế cho Thông tư 14/2019/TT-BNV và Thông tư 8/2022/TT-BNV.