Nguyên tắc xác định vị trí việc làm và quản lý biên chế công chức là gì?
Nguyên tắc xác định vị trí việc làm và quản lý biên chế công chức là gì?
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 62/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và biên chế công chức quy định:
Nguyên tắc xác định vị trí việc làm và quản lý biên chế công chức
1. Tuân thủ các quy định của Đảng, của pháp luật về vị trí việc làm, quản lý, sử dụng biên chế công chức.
2. Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức.
3. Bảo đảm thống nhất, đồng bộ giữa xác định vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức với sử dụng và quản lý biên chế công chức.
4. Bảo đảm tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch, dân chủ và phù hợp với thực tiễn.
5. Gắn tinh giản biên chế với việc cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong các cơ quan, tổ chức.
Theo đó, nguyên tắc xác định vị trí việc làm và quản lý biên chế công chức là:
- Tuân thủ các quy định của Đảng, của pháp luật về vị trí việc làm, quản lý, sử dụng biên chế công chức.
- Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức.
- Bảo đảm thống nhất, đồng bộ giữa xác định vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức với sử dụng và quản lý biên chế công chức.
- Bảo đảm tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch, dân chủ và phù hợp với thực tiễn.
- Đồng thời gắn tinh giản biên chế công chức với việc cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong các cơ quan, tổ chức.
Nguyên tắc xác định vị trí việc làm và quản lý biên chế công chức là gì?
Căn cứ xác định vị trí việc làm và biên chế công chức là gì?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 62/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và biên chế công chức quy định:
Căn cứ xác định vị trí việc làm, biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức
1. Căn cứ xác định vị trí việc làm
a) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức;
b) Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
2. Căn cứ xác định biên chế công chức
a) Vị trí việc làm và khối lượng công việc của từng vị trí việc làm;
b) Mức độ hiện đại hóa về trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin;
c) Thực tế việc sử dụng biên chế công chức được giao;
d) Đối với cơ quan, tổ chức ở địa phương, ngoài các căn cứ quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều này còn phải căn cứ vào quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và đặc điểm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
3. Căn cứ xác định cơ cấu ngạch công chức
a) Vị trí việc làm;
b) Mức độ phức tạp của công việc đối với từng vị trí việc làm;
c) Tiêu chuẩn ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm.
Theo đó, căn cứ xác định vị trí việc làm và biên chế công chức là:
* Căn cứ xác định vị trí việc làm
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức;
- Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
* Căn cứ xác định biên chế công chức
- Vị trí việc làm và khối lượng công việc của từng vị trí việc làm;
- Mức độ hiện đại hóa về trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin;
- Thực tế việc sử dụng biên chế công chức được giao;
- Đối với cơ quan, tổ chức ở địa phương, ngoài các căn cứ trên còn phải căn cứ vào quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và đặc điểm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Ai có thẩm quyền quyết định biên chế công chức?
Căn cứ theo Điều 66 Luật Cán bộ, công chức 2008 cụm từ này bị bãi bỏ bởi điểm b, c, d khoản 21 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 có quy định như sau:
Thẩm quyền quyết định biên chế cán bộ, công chức
1. Thẩm quyền quyết định biên chế cán bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật và cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định biên chế công chức của Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân.
3. Chủ tịch nước quyết định biên chế công chức của Văn phòng Chủ tịch nước.
4. Chính phủ quyết định biên chế công chức của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cấp tỉnh.
5. Căn cứ vào quyết định chỉ tiêu biên chế được Chính phủ giao, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định biên chế công chức trong cơ quan của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp.
6. Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định biên chế công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội.
Theo đó, thẩm quyền qquyết định biên chế công chức thuộc về:
- Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định biên chế công chức của Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân.
- Chủ tịch nước quyết định biên chế công chức của Văn phòng Chủ tịch nước.
- Chính phủ quyết định biên chế công chức của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cấp tỉnh.
- Căn cứ vào quyết định chỉ tiêu biên chế được Chính phủ giao, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định biên chế công chức trong cơ quan của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp.
- Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định biên chế công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội.