Người yêu thiên nhiên nên chọn nghề gì? Mức lương cơ bản sẽ được nhận là bao nhiêu?
Người yêu thiên nhiên nên chọn nghề gì?
Bên cạnh những người luôn cố gắng tìm cho mình những công việc đem lại thu nhập cao, như lĩnh vực công nghệ thông tin hay phân tích chứng khoán… lại có không ít người sẵn sàng cống hiến mình cho những nghề có thu nhập thấp nhưng lại vô cùng quan trọng với cuộc sống con người.
Đó là những công việc liên quan đến lĩnh vực môi trường.
Với những nỗ lực của các nhà môi trường học, môi trường sống của chúng ta đã có những thay đổi nhất định. Các công ty, doanh nghiệp đã chú trọng sản xuất những sản phẩm tái sinh, tổ chức các hoạt động hướng về môi trường và cộng đồng để góp phần cải thiện môi trường sống.
Ngay cả người dân với những thay đổi nhất định về mặt nhận thức về môi trường cũng đã có những sự lựa chọn khác trước trong việc sử dụng phương tiện giao thông: chẳng hạn đi làm bằng xe đạp thay vì xe máy và ôtô… Người nội trợ hiện đại cũng đã biết phân loại rác thải thành rác hữu cơ và vô cơ để người thu gom dễ xử lý sau này.
Bạn là người yêu thiên nhiên và môi trường, bạn muốn được góp phần nhỏ bé của mình để cải thiện môi trường. Rất đơn giản, bạn có thể chọn một trong những nghề dưới đây:
- Kỹ sư môi trường
- Nhân viên bảo vệ thực vật.
- Nhà nghiên cứu bảo tồn thiên nhiên.
- Giáo viên về các bộ môn khoa học, môi trường.
- Chuyên gia hoá chất
- Kỹ thuật viên xử lý chất thải.
- Nhà sinh thái học.
- Nhân viên kiểm lâm
- Luật sư về môi trường
- Kỹ thuật viên về môi trường và an toàn sức khoẻ cộng đồng.
- Nhà thiết kế vườn hoa, công viên.
- Nhà môi trường học
- Thanh tra nông nghiệp, bảo nông.
- Nhà nghiên cứu động vật hoang dã.
- Kỹ sư về không khí.
Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Người yêu thiên nhiên nên chọn nghề gì? (Hình từ Internet)
Người yêu thiên nhiên khi chọn ngành nghề cần lưu ý gì về mức lương cơ bản sẽ được nhận?
Theo quy định hiện nay, pháp luật Việt Nam không có quy định nào định nghĩa hoặc đưa ra khái niệm về lương cơ bản.
Tuy nhiên, có thể hiểu lương cơ bản là mức lương thấp nhất hay tối thiểu mà người lao động có thể nhận được khi làm việc trong một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị nào đó không bao gồm các khoản tiền thưởng, phụ cấp, trợ cấp và các khoản thu nhập bổ sung. Lương cơ bản là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động dựa trên sự thỏa thuận đồng ý giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Do đó, lương cơ bản hiện nay sẽ được chia ra thành 02 nhóm đối tượng như sau:
(1) Lương cơ bản đối với người lao động làm việc ở cơ quan Nhà nước
Lương cơ bản tại các cơ quan Nhà nước có thể tính theo vùng hoặc tính theo hệ số. Nghị định 204/2004/NĐ-CP đã ban hành cách tính lương, hệ số lương theo các trường hợp tốt nghiệp những cấp bậc khác nhau.
Cụ thể, những lao động đã tốt nghiệp Đại học, hệ số lương là 2,34. Lao động tốt nghiệp Cao đẳng, hệ số lương là 2,1 và lao động tốt nghiệp Trung cấp, hệ số lương là 1,86.
Công thức tính lương cơ bản năm 2023 là:
Lương cơ bản = Mức lương cơ sở x Hệ số lương
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP, mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng.
Hệ số lương sẽ phụ thuộc vào từng ngành nghề, lĩnh vực, chức vụ khác nhau.
Lưu ý: Lương cơ bản không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng và doanh nghiệp cần cộng thêm từ 7% đối với những đối tượng đã qua học nghề theo hướng dẫn tại Công văn 2086/BLĐTBXH-TLĐLĐVN năm 2022.
(2) Lương cơ bản đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp tư nhân
Ở các doanh nghiệp tư nhân, mức lương cơ bản cũng được quy định khá rõ ràng. Khác với cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Nhà nước, lương cơ bản của người lao động làm việc ở doanh nghiệp tư nhân được tính theo mức lương tối thiểu vùng Chính phủ quy định hàng năm.
Các doanh nghiệp tư nhân sẽ không được trả lương cho người lao động thấp hơn mức tối thiểu này. Mức lương tối thiểu được quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP, cụ thể:
Mức 4.680.000 VNĐ/tháng áp dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động ở các địa bàn thuộc vùng 1.
Mức 4.160.000 VNĐ/tháng áp dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng 2.
Mức 3.640.000 VNĐ/tháng áp dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng 3.
Mức 3.250.000 VNĐ/tháng áp dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng 4.
Trước đây, các doanh nghiệp vẫn thường lấy mức lương cơ bản để đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng cho người lao động. Tuy nhiên hiện nay, khoản tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tại các doanh nghiệp đã bao gồm cả phụ cấp và những khoản bổ sung khác.
Nhà nước có các quy định cụ thể về cách tính lương cơ bản cho người lao động áp dụng với nhiều trường hợp khác nhau, và lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, nếu chi trả lương cơ bản theo vùng, chúng ta sẽ áp dụng mức lương của 4 vùng khác nhau trên cả nước.
Người sử dụng lao động không được trả lương cho người lao động mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, đó là quy định của chính phủ. Là người lao động, nếu bạn nhận thấy doanh nghiệp đang trả lương cho bạn thấp hơn quy định của chính phủ, bạn có thể yêu cầu doanh nghiệp tăng mức lương cơ bản của mình đúng theo tiêu chuẩn và quy định của nhà nước.
Trả lương cho người lao động cần tuân thủ nguyên tắc trả lương nào?
Tại khoản 1 Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nguyên tắc trả lương
1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
2. Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.
Như vậy, người sử dụng lao động khi trả lương cho người lao động cần đảm bảo tuyên thủ 2 nguyên tắc trên.