Người xếp dỡ tải làm việc với cầu trục phải đảm bảo yêu cầu gì để đảm bảo an toàn lao động?

Cho tôi hỏi người xếp dỡ tải làm việc với cầu trục phải đảm bảo yêu cầu gì để đảm bảo an toàn lao động? Câu hỏi từ anh P.H.Q (Quảng Ninh).

Người xếp dỡ tải làm việc với cầu trục phải đảm bảo yêu cầu gì để đảm bảo an toàn lao động?

Căn cứ tiểu mục 3.5.4.19.2 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 30:2016/BLĐTBXH quy định như sau:

Quản lý sử dụng an toàn cầu trục, cổng trục.
...
3.5.4.19. Yêu cầu đối với những người làm việc với cầu trục, cổng trục.
...
3.5.4.19.2. Người xếp dỡ tải phải đảm bảo theo các yêu cầu tối thiểu tại mục 5.4 của TCVN 7549-1:2005 (ISO 12480-1:1997).
...

Theo đó, người xếp dỡ tải làm việc với cầu trục phải đảm bảo theo các yêu cầu tối thiểu tại tiểu mục 5.4 Mục 5 TCVN 7549-1:2005 (ISO 12480-1:1997).

Dẫn chiếu tiểu mục 5.4 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7549-1:2005 (ISO 12480-1:1997) quy định như sau:

Người xếp dỡ tải
5.4.1. Nhiệm vụ
Người xếp dỡ tải phải có trách nhiệm xếp và dỡ tải từ bộ phận nâng tải của cần trục và sử dụng đúng cơ cấu và thiết bị nâng phù hợp với kế hoạch vận hành để đưa tải vào đúng vị trí.
Người xếp dỡ tải phải chịu trách nhiệm về sự bắt đầu chuyển động theo kế hoạch của cần trục và tải (xem 5.4.2). Nếu có nhiều người xếp dỡ tải, một người trong số họ phải có trách nhiệm này tại một thời điểm nào đó tùy theo vị trí của họ so với cần trục.
Để đảm bảo tính liên tục của tín hiệu khi người xếp dỡ tải này không nhìn thấy người lái cần trục, người báo hiệu cần thiết phải chuyển tiếp các tín hiệu cho người lái cần trục. Một cách khác, có thể sử dụng các phương pháp báo hiệu khác bằng âm thanh, hình ảnh (xem phụ lục D).
Nếu trong quá trình hoạt động của cần trục, trách nhiệm báo hiệu cho cần trục và tải được chuyển cho một người khác thì người xếp dỡ tải phải chỉ báo rõ ràng cho người lái cần trục về sự thay đổi này và ai sẽ là người chịu trách nhiệm báo hiệu cho cần trục. Ngoài ra, người lái cần trục và người báo hiệu mới phải có chỉ báo rõ ràng rằng họ chấp nhận sự chuyển giao trách nhiệm này.
5.4.2. Yêu cầu tối thiểu
Người xếp dỡ tải phải:
a) có đủ trình độ;
b) không dưới 18 tuổi trừ khi đang được đào tạo dưới sự giám sát trực tiếp của một người có đủ trình độ:
c) có đủ thị lực, thính giác, phản xạ và nhanh nhẹn:
d) có đủ thể lực để điều khiển cơ cấu và thiết bị nâng;
e) có khả năng ước định khối lượng cân bằng tải và xét đoán khoảng cách, chiều cao và khoảng hở;
f) được đào tạo về kỹ thuật xếp dỡ tải;
g) có khả năng lựa chọn cơ cấu và thiết bị nâng thích hợp với tải được nâng;
h) được đào tạo về kỹ thuật báo hiệu và hiểu được mã tín hiệu;
i) có khả năng đưa ra hướng dẫn bằng lời nói chính xác, rõ ràng khi sử dụng thiết bị âm thanh (ví dụ radio) và có khả năng vận hành thiết bị âm thanh này;
j) có khả năng bắt đầu và hướng dẫn chuyển động an toàn của cần trục và tải;
k) có quyền thực hiện nhiệm vụ xếp dỡ tải.
...

Theo đó, người xếp dỡ tải phải đảm bảo yêu cầu tối thiểu như sau:

- Có đủ trình độ;

- Không dưới 18 tuổi trừ khi đang được đào tạo dưới sự giám sát trực tiếp của một người có đủ trình độ:

- Có đủ thị lực, thính giác, phản xạ và nhanh nhẹn:

- Có đủ thể lực để điều khiển cơ cấu và thiết bị nâng;

- Có khả năng ước định khối lượng cân bằng tải và xét đoán khoảng cách, chiều cao và khoảng hở;

- Được đào tạo về kỹ thuật xếp dỡ tải;

- Có khả năng lựa chọn cơ cấu và thiết bị nâng thích hợp với tải được nâng;

- Được đào tạo về kỹ thuật báo hiệu và hiểu được mã tín hiệu;

- Có khả năng đưa ra hướng dẫn bằng lời nói chính xác, rõ ràng khi sử dụng thiết bị âm thanh (ví dụ radio) và có khả năng vận hành thiết bị âm thanh này;

- Có khả năng bắt đầu và hướng dẫn chuyển động an toàn của cần trục và tải;

- Có quyền thực hiện nhiệm vụ xếp dỡ tải.

Người xếp dỡ tải làm việc với cầu trục phải đảm bảo yêu cầu gì để đảm bảo an toàn lao động?

Người xếp dỡ tải làm việc với cầu trục phải đảm bảo yêu cầu gì để đảm bảo an toàn lao động? (Hình từ Internet)

Quy chuẩn trên không áp dụng đối với những cầu trục, cổng trục nào?

Căn cứ tiểu mục 1.1 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 30:2016/BLĐTBXH quy định như sau:

Quy định chung
1.1. Phạm vi điều chỉnh
1.1.1. Quy chuẩn này quy định những yêu cầu về an toàn lao động đối với các loại cầu trục, cổng trục và bán cổng trục được định nghĩa trong TCVN 8242-1:2009 (ISO 4306-1:2007) Cần trục - Từ vựng - Phần 1: Quy định chung (sau đây được gọi chung là cầu trục, cổng trục).
1.1.2. Đối với những cầu trục, cổng trục làm việc trong các điều kiện nghiêm ngặt, có phạm vi hoạt động đặc biệt (như sử dụng để di chuyển hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp...) và hoạt động trong môi trường có tính chất khác thường, ngoài việc tuân thủ các quy định của Quy chuẩn này còn phải tuân theo các yêu cầu khác mà pháp luật chuyên ngành quy định.
1.1.3. Quy chuẩn này không áp dụng đối với:
- Cầu trục, cổng trục được lắp đặt sử dụng trên phương tiện giao thông vận tải: tàu biển, phương tiện thủy nội địa, đường bộ, đường sắt, hàng không.
- Cầu trục, cổng trục lắp đặt, sử dụng trên các công trình biển phục vụ thăm dò, khai thác dầu khí.
- Cầu trục, cổng trục chuyên dùng trong cảng hàng không, cảng thủy, cơ sở đóng mới tàu thủy, phương tiện đường sắt.
- Cầu trục, cổng trục chuyên sử dụng cho mục đích quốc phòng, đặc thù quân sự.
...

Theo đó, quy chuẩn này không áp dụng đối với:

- Cầu trục, cổng trục được lắp đặt sử dụng trên phương tiện giao thông vận tải: tàu biển, phương tiện thủy nội địa, đường bộ, đường sắt, hàng không.

- Cầu trục, cổng trục lắp đặt, sử dụng trên các công trình biển phục vụ thăm dò, khai thác dầu khí.

- Cầu trục, cổng trục chuyên dùng trong cảng hàng không, cảng thủy, cơ sở đóng mới tàu thủy, phương tiện đường sắt.

- Cầu trục, cổng trục chuyên sử dụng cho mục đích quốc phòng, đặc thù quân sự.

Kiểm định kỹ thuật an toàn đối với cầu trục được thực hiện khi nào?

Căn cứ tiểu mục 4.2 Mục 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 30:2016/BLĐTBXH quy định như sau:

Chứng nhận hợp quy và kiểm định kỹ thuật an toàn đối với cầu trục, cổng trục
...
4.2. Kiểm định kỹ thuật an toàn đối với cầu trục, cổng trục:
4.2.1. Cầu trục, cổng trục trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định lần đầu, kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng, hoặc kiểm định bất thường theo quy trình kiểm định do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành và được gắn tem kiểm định theo quy định.
Việc kiểm định kỹ thuật an toàn cầu trục, cổng trục phải do tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định.
4.2.2. Chu kỳ kiểm định định kỳ đối với cầu trục, cổng trục:
4.2.2.1. Chu kỳ kiểm định là 03 năm một lần đối với các cầu trục, cổng trục làm việc trong điều kiện làm việc bình thường.
4.2.2.2. Chu kỳ kiểm định là 01 năm một lần đối với các cầu trục, cổng trục đã sử dụng trên 12 năm.
4.2.2.3. Thời hạn kiểm định có thể rút ngắn nếu nhà chế tạo hoặc đơn vị sử dụng yêu cầu.
4.2.2.4. Tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có thể rút ngắn thời hạn kiểm định nhưng phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định về các vấn đề kỹ thuật đảm bảo an toàn của cầu trục, cổng trục trong quá trình sử dụng.

Theo đó, cầu trục trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định lần đầu, kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng, hoặc kiểm định bất thường theo quy trình kiểm định do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành và được gắn tem kiểm định theo quy định.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào