Người tập sự hành nghề Thừa phát lại chấm dứt tập sự trong trường hợp nào?
Người tập sự hành nghề Thừa phát lại chấm dứt tập sự trong trường hợp nào?
Căn cứ tại Điều 12 Thông tư 05/2020/TT-BTP quy định:
Tạm ngừng, chấm dứt tập sự hành nghề Thừa phát lại
1. Người đang tập sự hành nghề Thừa phát lại được tạm ngừng tập sự trong trường hợp có lý do chính đáng. Người có thời gian tập sự 06 tháng được tạm ngừng tập sự tối đa 02 lần, mỗi lần không quá 03 tháng; người có thời gian tập sự 03 tháng được tạm ngừng tập sự tối đa 01 lần không quá 03 tháng. Thời gian tạm ngừng tập sự không được tính vào thời gian tập sự.
Thời gian tập sự trước khi tạm ngừng tập sự được tính vào tổng thời gian tập sự, trừ trường hợp đăng ký tập sự lại theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo bằng văn bản của người tập sự về việc tạm ngừng tập sự và trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thời gian tạm ngừng tập sự, Văn phòng Thừa phát lại phải thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở để theo dõi việc tạm ngừng tập sự.
2. Người tập sự chấm dứt tập sự trong các trường hợp sau đây:
a) Tự chấm dứt tập sự;
b) Được tuyển dụng là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
c) Không còn thường trú tại Việt Nam;
d) Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự;
đ) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
e) Bị kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật;
g) Bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
h) Tạm ngừng tập sự quá số lần quy định hoặc đã hết thời hạn tạm ngừng tập sự theo quy định tại khoản 1 Điều này mà không tiếp tục tập sự;
i) Bị chấm dứt tập sự theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Thông tư này;
k) Thuộc trường hợp không được đăng ký tập sự hành nghề Thừa phát lại quy định tại khoản 6 Điều 8 của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP mà vẫn tập sự.
Thời gian tập sự trước khi chấm dứt tập sự không được tính vào tổng thời gian tập sự.
...
Theo đó, người tập sự hành nghề Thừa phát lại chấm dứt tập sự trong trường hợp sau:
- Tự chấm dứt tập sự;
- Được tuyển dụng là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
- Không còn thường trú tại Việt Nam;
- Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự;
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Bị kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật;
- Bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
- Tạm ngừng tập sự quá số lần quy định hoặc đã hết thời hạn tạm ngừng tập sự theo quy định tại mà không tiếp tục tập sự;
- Bị chấm dứt tập sự theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 05/2020/TT-BTP;
- Thuộc trường hợp không được đăng ký tập sự hành nghề Thừa phát lại quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định 08/2020/NĐ-CP mà vẫn tập sự.
Thời gian tập sự trước khi chấm dứt tập sự không được tính vào tổng thời gian tập sự.
Người tập sự hành nghề Thừa phát lại chấm dứt tập sự trong trường hợp nào?
Thời gian tập sự hành nghề Thừa phát lại là bao lâu?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 8 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định:
Tập sự hành nghề Thừa phát lại
..
3. Trong trường hợp có lý do chính đáng, người tập sự được tạm ngừng tập sự nhưng phải thông báo bằng văn bản với Văn phòng Thừa phát lại nơi mình đang tập sự chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng tập sự.
4. Khi có căn cứ chấm dứt tập sự, Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự phải báo cáo bằng văn bản cho Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Văn phòng Thừa phát lại, Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho người tập sự, Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự về việc chấm dứt tập sự.
5. Thời gian tập sự là 06 tháng đối với người được đào tạo nghề Thừa phát lại, 03 tháng đối với người được bồi dưỡng nghề Thừa phát lại, kể từ ngày Sở Tư pháp ra văn bản thông báo về việc đăng ký tập sự.
6. Người thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 11 của Nghị định này không được đăng ký tập sự hành nghề Thừa phát lại.
7. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết việc tập sự và kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.
Theo đó, thời gian tập sự hành nghề Thừa phát lại là 06 tháng đối với người được đào tạo nghề Thừa phát lại, 03 tháng đối với người được bồi dưỡng nghề Thừa phát lại, kể từ ngày Sở Tư pháp ra văn bản thông báo về việc đăng ký tập sự.
Tải mẫu giấy đăng ký tập sự hành nghề Thừa phát lại ở đâu?
Mẫu giấy đăng ký tập sự hành nghề Thừa phát lại hiện nay được quy định tại Mẫu TP-TPL-04-sđ ban hành kèm theo Thông tư 03/2024/TT-BTP sửa đổi 08 Thông tư liên quan đến thủ tục hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành như sau:
Tải mẫu giấy đăng ký tập sự hành nghề Thừa phát lại Tại